I. Hàm số bậc nhất
a. Khái niệm hàm số bậc nhất
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức $y=ax+b.$ Trong đó a, b là các số cho trước và $a\ne ~0.$
b. Tính chất
Hàm số bậc nhất $y=ax+b$ xác định với mọi giá trị của x thuộc $R$và có tính chất sau:
- Đồng biến trên R khi a > 0.
- Nghịch biến trên R khi a < 0.
c. Đồ thị của hàm số $y=ax+b$($a\ne ~0.$)
Đồ thị của hàm số $y=ax+b$(a ≠ 0) là một đường thẳng
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b
- Song song với đường thẳng $y=ax$, nếu b ≠ 0, trùng với đường thẳng $y=ax$, nếu b = 0.
* Cách vẽ đồ thị hàm số $y=ax+b$(a ≠ 0)
Bước 1: Cho x = 0 thì y = b ta được điểm $P\left( 0;b \right)$ thuộc trục tung $Oy.$
Cho y = 0 thì $x=\frac{-b}{a}$ ta được điểm $Q\left( \frac{-b}{a};0 \right)~$ thuộc trục hoành.
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P và Q ta được đồ thị hàm số $y=ax+b$
d. Vị trí tương đối của hai đường thẳng
- $d\cap d=\left\{ A \right\}\Leftrightarrow a\ne a$
- $d\bot d\Leftrightarrow a.a=-1$
e. Hệ số góc của đường thẳng $y=ax+b$(a ≠ 0)
- Góc tạo bởi đường thẳng $y=ax+b$ và trục $Ox$
Góc tạo bởi đường thẳng $y=ax+b$ và trục $Ox$ à góc tạo bởi tia Ax và tia AT, trong đó A là giao điểm của đường thẳng $y=ax+b$ với trục $Ox$, T là điểm thuộc đường thẳng $y=ax+b$ và có tung độ dương
- Hệ số góc của đường thẳng $y=ax+b$
Hệ số a trong $y=ax+b$ được gọi là hệ số góc của đường thẳng $y=ax+b$
II. Hàm số bậc hai
1. Định nghĩa
Hàm số có dạng \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\]
b. Tính chất
Hàm số \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\] xác đinh với mọi giá trị của c thuộc R và:
- Nếu a > 0 thì hàm số nghịch biến khi x < 0, đồng biến khi x > 0
- Nếu a < 0 thì hàm số đồng biến khi x < 0, nghịch biến khi x > 0
c. Đồ thị của hàm số \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\]
Đồ thị của hàm số \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\] là một Parabol đi qua gốc tọa độ nhận trục \[Oy\] àm trục đối xứng
- Nếu a > 0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị
- Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dười trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị
* Kiến thức bổ sung: Công thức tính toạ độ trung điểm của đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng
Cho hai điểm phân biệt A với B với \[A({{x}_{1}},\text{ }{{y}_{1}})\] và \[B({{x}_{2}},\text{ }{{y}_{2}}).\] Khi đó
Độ dài đoạn thẳng AB được tính bởi công thức: \[AB=\sqrt{{{({{x}_{B}}-{{x}_{A}})}^{2}}+{{({{y}_{B}}-{{y}_{A}})}^{2}}}\]
Tọa độ trung điểm M của AB được tính bởi công thức: \[{{x}_{M}}=\frac{{{x}_{A}}+{{x}_{B}}}{2};{{y}_{M}}=\frac{{{y}_{A}}+{{y}_{B}}}{2}\]
* Quan hệ giữa Parabol \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\] và đường thẳng \[\mathbf{y}=\text{ }\mathbf{mx}+\text{ }\mathbf{n}\](m ≠ 0)
Cho Parabol (P): \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\] và đường thẳng (d): \[y=mx+n\]. Khi đó
- Tọa độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của hệ phương trình
- Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của phương trình \[a{{x}^{2}}=\text{ }mx+n\](*)
- Số giao điểm của (P) và (d) là số nghiệm của phương trình (*)
+ Nếu (*) vô nghiệm thì (P) và (d) không có điểm chung
+ Nếu (*) có nghiệm kép thì (P) và (d) tiếp xúc nhau
+ Nếu (*) có hai nghiệm phân biệt thì (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt
* Một số phép biến đổi đồ thị
Cho hàm số \[y=\text{ }f\left( x \right)\] có đồ thị là \[\left( C \right)\]
- Đồ thị \[({{C}_{1}}):\text{ }y=\text{ }f\left( x \right)+\text{ }b\] được suy ra bằng cách tịnh tiến \[\left( C \right)\] dọc theo trục tung b đơn vị
- Đồ thị \[({{C}_{2}}):\text{ }y=\text{ }f\left( x+a \right)\] được suy ra bằng cách tịnh tiến \[\left( C \right)\] dọc theo trục hoành –a đơn vị
- Đồ thị \[({{C}_{3}}):\text{ }y=\text{ }f\left( |x| \right)\] gồm hai phần
+ Giữ nguyên phần đồ thị \[\left( C \right)\] nằm bên trên \[Ox\], bỏ phần \[\left( C \right)\] nằm bên dưới \[Ox\]
+ Lấy đối xứng phần \[\left( C \right)\] nằm bên trên \[Ox\] qua \[Oy\]
III. Tương quan đồ thị Hàm số bậc nhất – Hàm số bậc hai
Cho Parabol (P): \[y=a{{x}^{2~}}\]\[\left( a\ne \text{ }0 \right)\] và đường thẳng (d): \[y=mx+n\]. Khi đó
- Hoành độ giao điểm của (P) và (d) là nghiệm của phương trình \[a{{x}^{2}}=\text{ }mx+n\](*)
- Số giao điểm của (P) và (d) là số nghiệm của phương trình (*)
+ Nếu (*) vô nghiệm thì (P) và (d) không có điểm chung
+ Nếu (*) có nghiệm kép thì (P) và (d) tiếp xúc nhau
+ Nếu (*) có hai nghiệm phân biệt thì (P) và (d) cắt nhau tại hai điểm phân biệt
IV. Một số bài tập có lời giải
Bài tập 1: Trên cùng mặt phẳng toạ độ cho Parabol \[(\mathbf{P})\] và đường thẳng (d): \[\mathbf{y}=\left( \mathbf{m}-\mathbf{2} \right)\mathbf{x}+\mathbf{1}\] và (d’): \[\mathbf{y}=-\mathbf{x}+\mathbf{3}\] (m là tham số ) . Xác định m để (P), (d) và (d’) có điểm chung .
Giải: Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d’):
\[2{{x}^{2}}=-x+3\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}+x-3=0\text{ }\left( a+b+c=0 \right)\]
\[\Leftrightarrow {{x}_{1}}=1;{{x}_{2}}=\frac{-3}{2}\]
+ Khi \[x=1\]thì \[y=2\]
+ Khi \[x=\frac{-3}{2}\] thì \[y=\frac{9}{2}\]
Vậy (d’) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt \[A\left( 1;2 \right)\] và \[B\left( \frac{-3}{2};\frac{9}{2} \right)\]
Để (P) ,(d) và (d’) có điểm chung thì
Vậy với \[m=3\] hay \[m=-\frac{1}{3}\] thì (P) ,(d) và (d’) có 1 điểm chung
Bài tập 2: Trong cùng mặt phẳng toạ độ , cho (P) : và đường thẳng (d): \[\mathbf{y}=\mathbf{mx}+\mathbf{1}\] (m là tham số ). Xác định m để :
- (d) tiếp xúc (P)
- (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt .
- (d) và (P) không có điểm chung .
Giải :
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là: \[{{x}^{2}}+mx+1=0\] (*)
\[\Delta ={{m}^{2}}~4\]
a) (d) tiếp xúc (P)khi phương trình (*) có nghiệm kép
b) (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt khi (*) có 2 nghiệm phân biệt
c) (d) và (P) không có điểm chung khi (*) vô nghiệm
\[\Delta <0\] do đó m2-4<0 hay 2<>
Bài tập 3: Cho (P): \[y=\frac{{{x}^{2}}}{2}\] và (d): \[y=(m-1)x+\frac{m+3}{2}(m\in R)\]. Xác định m để (d) cắt (P)tại 2 điểm \[\mathbf{A}\left( {{\mathbf{x}}_{\mathbf{A}}};\text{ }{{\mathbf{y}}_{\mathbf{A}}} \right);\text{ }\mathbf{B}({{\mathbf{x}}_{\mathbf{B}}};\text{ }{{\mathbf{y}}_{\mathbf{B}}})\] sao cho: \[{{x}^{2}}_{A}+{{x}^{2}}_{B}\ge 10\]
Giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
\[\frac{{{x}^{2}}}{2}=\left( m-2 \right)x+\frac{3+m}{2}(*)\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2(m-1)x-3-m=0\]
\[\Delta ={{m}^{2}}-m+\frac{1}{4}+\frac{15}{4}={{\left( m-\frac{1}{2} \right)}^{2}}+\frac{15}{4}>0\]
Vậy phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt là \[{{x}_{A}};{{x}_{B}}\]
Theo Viét ta có:
Do \[{{x}^{2}}_{A}+{{x}^{2}}_{B}\ge 0\Rightarrow {{\left( {{x}_{A}}+{{x}_{B}} \right)}^{2}}-2{{x}_{A}}.{{x}_{B}}\ge 0\Leftrightarrow 4{{m}^{2}}-6m\ge 0\Leftrightarrow 2m(m-3)\ge 0\]
Vậy với \[m\le 0\] hoặc \[m\ge 3\] thì (P) cắt (d) tại 2 điểm phân biệt.
Bài tập 4: Trong cùng mặt phẳng toạ độ, cho (P): \[y=\frac{{{x}^{2}}}{2}\] , điểm \[\mathbf{M}\left( \mathbf{0};\mathbf{2} \right).\] Đường thẳng (d) đi qua M và không trùng với \[\mathbf{Oy}\] . Chứng minh rằng (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt sao cho \[\widehat{AOB}={{90}^{{}^\circ }}\].
Giải:
Vì (d) đi qua \[M\left( 0;2 \right)\] và không trùng với \[Oy\]nên có dạng \[y=ax+b\]
\[M\in \left( d \right)\] nên: \[b=2\] và (D): \[y=ax+2\]
Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là: \[\frac{{{x}^{2}}}{2}=ax+2\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2ax-4=0(*)\]
Vì phương trình (*) có hệ số \[a=1;c=4\text{ }\left( a.c<0 \right)\]nên (*) có 2 nghiệm phân biệt \[A({{x}_{A}};\text{ }{{y}_{A}});\text{ }B({{x}_{B}};\text{ }{{y}_{B}})\]
Theo hệ thức Viét ta có:
Vì \[A~\in \left( P \right)\] \[\Leftrightarrow {{y}_{A}}=\frac{{{x}^{2}}_{A}}{2};B\in (P)\Leftrightarrow {{y}_{B}}=\frac{{{x}^{2}}_{B}}{2}\]
\[\Rightarrow O{{A}^{2}}={{\left( {{x}_{A}}-0 \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{A}}-0 \right)}^{2}}={{x}^{2}}_{A}+\frac{{{x}^{4}}_{A}}{4};O{{B}^{2}}={{\left( {{x}_{B}}-0 \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{B}}-0 \right)}^{2}}={{x}^{2}}_{B}+\frac{{{x}^{4}}_{B}}{4}\]
\[A{{B}^{2}}={{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{A}}-{{y}_{B}} \right)}^{2}}={{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{x}^{2}}_{A}}{2}-\frac{{{x}^{2}}_{B}}{2} \right)}^{2}}={{x}^{2}}_{A}+{{x}^{2}}_{B}+\frac{{{x}^{4}}_{A}+{{x}^{4}}_{B}}{4}\]
Ta có: \[\text{O}{{\text{A}}^{\text{2}}}+O{{B}^{2}}={{x}^{2}}_{A}+{{x}^{2}}_{B}+\frac{{{x}^{4}}_{A}+{{x}^{4}}_{B}}{4}\]
Vậy \[O{{A}^{2}}~+\text{ }O{{B}^{2}}~=\text{ }A{{B}^{2}}\]
Suy ra \[\Delta AOB\] vuông tại O
V. Bài tập tự luyện
Bài 1: Cho hai hàm số: \[y=x\] và \[y=3x\]
- Vẽ đồ thị của hai hàm số đó trên cùng một hệ trục tọa độ \[Oxy.\]
- Đường thẳng song song với trục \[Ox\], cắt \[Oy\] tại điểm có tung độ bằng 6, cắt các đường thẳng: \[y=x\] và \[y=3x\] lần lượt ở A và B. Tìm tọa độ các điểm A và B, tính chu vi, diện tích tam giác \[\vartriangle OAB\]
Bài 2: Cho hàm số \[y\text{ =}\text{ }2x\] và \[y=\frac{1}{2}x\]
- Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ Oxy đồ thị của hai hàm số trên;
- Qua điểm \[\left( 0;2 \right)\]vẽ đường thẳng song song với trục \[Ox\], cắt đường thẳng \[y\text{ =}\text{ }2x\] và \[y=\frac{1}{2}x\] lần lượt tại A và B. Chứng minh tam giác AOB là tam giác vuông và tính diện tích của tam giác đó.
Bài 3: Cho hàm số: \[y=\left( m\text{ }+4 \right)xm+6\text{ }\left( d \right).\]
- Tìm các giá trị của m để hàm số đồng biến, nghịch biến.
- Tìm các giá trị của m, biết rằng đường thẳng (d) đi qua điểm \[A\left( -1;\text{ }2 \right).\] Vẽ đồ thị của hàm số với giá trị tìm được của m.
- Chứng minh rằng khi m thay đổi thì các đường thẳng (d) luôn luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 4: Cho ba đường thẳng \[y=-x+1\], \[y=x+1\] và
- Vẽ ba đường thẳng đã cho trên cùng một hệ trục tọa độ \[Oxy.\]
- Gọi giao điểm của đường thẳng \[y=-x+1\] và \[y=x+1\] là A, giao điểm của đường thẳng \[y=-1\] với hai đường thẳng \[y=-x+1\] và \[y=x+1\] theo thứ tự là B và C. Tìm tọa độ các điểm A, B, C.
- Tam giác ABC là tam giác gì? Tính diện tích tam giác ABC.
Bài 5: Cho đường thẳng (d): \[y=-2x+3\]
- Xác định tọa độ giao điểm A và B của đường thẳng d với hai trục \[Ox,Oy\], tính khoảng cách từ điểm \[O\left( 0;0 \right)\] đến đường thẳng d.
- ính khoảng cách từ điểm \[C\left( 0;-2 \right)\] đến đường thẳng d.
Bài 6: Tìm giá trị của k để ba đường thẳng: \[y=2x+7\] (d1), \[y=-\frac{1}{3}x+\frac{7}{3}\] (d2), \[y=-\frac{2}{k}x-\frac{1}{k}\] đồng quy trong mặt phẳng tọa độ, tìn tọa độ giao điểm.
Bài 7: Cho hai đường thẳng: \[y=\left( m+1 \right)x3~\] và \[y=\left( 2m1 \right)x+4.\]
- Chứng minh rằng khi \[m=-\frac{1}{2}\] thì hai đường thẳng đã cho vuông góc với nhau.
- Tìm tất cả các giá trị của \[m\] để hai đường thẳng đã cho vuông góc với nhau.
Bài 8: Xác định hàm số \[y=ax+\text{ }b\] trong mỗi trường hợp sau:
- Khi \[a=\sqrt{3}\] đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \[-\sqrt{3}\]
- Khi \[a=-5\] đồ thị hàm số đi qua điểm \[A\left( -\text{ }2;\text{ }3 \right).\]
- Đồ thị hàm số đi qua hai điểm \[M\left( 1;\text{ }3 \right)\] và \[N\left( -\text{ }2;\text{ }6 \right).\]
- Đồ thị hàm số song song với đường thẳng \[y=\sqrt{7}x\] và đi qua điểm \[\left( 1;7+\sqrt{7} \right).\]
Bài 9: Cho đường thẳng: \[y=4x\left( d \right).\]
- Viết phương trình đường thẳng (d1) song song với đường thẳng (d) và có tung độ gốc bằng 10.
- Viết phương trình đường thẳng (d2) vuông góc với đường thẳng (d) và cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng – 8.
- Viết phương trình đường thẳng (d3) song song với đường thẳng (d) cắt trục Ox tại A, cắt trục Oy tại B và diện tích tam giác AOB bằng 8.
Bài 10: Cho hàm số: \[y=2x+2\](d1 ); \[y=-\frac{1}{2}x-2\](d2).
- Vẽ đồ thị của hai hàm số đã cho trên cùng một hệ trục tọa độ \[Oxy\]
- Gọi giao điểm của đường thẳng (d1) với trục \[Oy\] là A, giao điểm của đường thẳng (d2) với trục \[Ox\] là B, còn giao điểm của đường thẳng (d1) và (d2) là C. Tam giác ABC là tam giác gì? Tìm tọa độ các điểm A, B, C.
- Tính diện tích tam giác ABC.