Các dạng bài toán thực tế chuyên đề Hàm mũ – Hàm logarit 

 

I.            Bài toán lãi suất :

1.      Lãi đơn :

Số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra.
Công thức tính lãi đơn:

                                             \[T=M(1+r.n)\]

Trong đó:        T: Số tiền cả vốn lẫn lãi sau n kỳ hạn;
                        M: Tiền gửi ban đầu;
                         n: Số kỳ hạn tính lãi;
                         r: Lãi suất định kỳ, tính theo %

Ví dụ 1 : Anh T gửi vào ngân hang thương mại và phát triển một số tiền là 10.000.000đ với lãi đơn là 6%/năm . Hỏi sau 10 năm anh T nhận lại số tiền là bao nhiêu ?

                                                                                                            Giải

Cách 1 : Cứ 1 năm anh T lại nhận được số tiền lãi là 10.000.000 x 6% = 600.000(đ)

\[\Rightarrow \]Như vậy sau 10 năm anh T nhận được số tiền lãi là 600.000đ x 10 = 6.000.000đ và 10.000.000đ tiền gốc .Như vậy anh T nhận được số tiền là 16.000.000.

Cách 2 : Ta có  :         T=10000000.(1+10.6%)

                                -> T=16000000

 

   Như vậy sau 10 năm tổng số tiền anh T nhận lại là 16.000.000đ

2.      Lãi kép :

Là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do tiền gốc đó
sinh ra thay đổi theo từng định kỳ . 

v  Lãi kép gửi một lần rồi đi rút tiền : \[T=M{{(1+r)}^{n}}\]

                                            Trong đó:                T: Số tiền cả vốn lẫn lãi sau n kỳ hạn;
                                                                      M: Tiền gửi ban đầu;
                                                                       n: Số kỳ hạn tính lãi;
                                                                       r: Lãi suất định kỳ, tính theo %

Ví dụ 2 : ( Đề minh họa 2018 ) Một người gửi 100 triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất 0,4%/tháng .Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng , số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu để tính lãi cho tháng tiếp theo . Hỏi sau đúng 6 tháng , người đó được lĩnh số tiền (cả vốn ban đầu và lãi ) gần nhất với số tiền nào dưới đây , nếu trong khoảng thời gian này người đó không rút tiền ra và lãi suất không thay đổi ?

A.102.424.000 đồng                                              B.102.423.000 đồng

C.102.016.000 đồng                                              D.102.017.000 đồng

Giải

Từ công thức :   \[T=M{{(1+r)}^{n}}\]

Ta có M=100.000.000 đồng , r=0,4% và n =6 tháng

    \[\Rightarrow T=M{{(1+r)}^{n}}\]

 

 

    \[\Rightarrow T=102424128\approx 102424000\]đồng

    v  Lãi kép gửi định kỳ :

·         Tiền được gửi vào cuối mỗi tháng : \[T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\]

·         Tiền được gửi vào đầu mỗi tháng :   \[T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\left( 1+r \right)\]

Ví dụ 3 : Một người gửi hàng tháng vào ngân hàng số tiền là 100 USD . Biết lãi suất hàng tháng là 0,35% . Hỏi sau một năm người đó có bao nhiêu tiền ?( Lấy giá trị gần nhất )

     A.1 000 USD                                                                B. 1100 USD

     C. 1200 USD                                                                D. 1300 USD

                                                                       Giải

Từ công thức :    \[T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\left( 1+r \right)\]

Ta có M = 100 USD , r = 0,35% , n=12 tháng

       \[\Rightarrow T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\left( 1+r \right)\]

      

 

      \[\Rightarrow T\approx 1227\,\text{USD}\]

Vậy sau 1 năm số tiền người đó có là 1227 USD -> Đáp án C

 

Ví dụ 4 : Mỗi tháng gửi tiết kiệm 580.000đ với lãi suất 8,4% / năm . Hỏi sau 15 tháng thì lãnh về cả vốn lẫn lãi là bao nhiêu ?

      A.9 triệu                                                                        B. 10 triệu 200K

      C. 9 triệu 130K                                                             D. 10 triệu 230K

                                                                               Giải

Từ công thức :      \[T=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\]

Ta có  M = 580.000đ , r= 0,7%  , n=15 tháng

  

      \[\Rightarrow T=9139505\,\]đồng -> Đáp án C

3.      Bài toán trả góp :

 

 hình thức mua hàng mà ở đó người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả, mà có thể thanh toán nó theo kỳ hạn .

 

\[P{{(1+r)}^{n}}=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\]

 

Ví dụ  : Anh A mua nhà giá trị 300 triệu đồng theo phương thức trả góp

 

          a, Nếu cuối tháng bắt đầu từ tháng thứ nhất anh A trả 5500000đ và chịu lãi suất số tiền chưa trả là 0,5%/tháng thì sau bao nhiêu lâu anh A trả hết số tiền :

 

A.      n=64

 

B.      n=60

 

C.      n=65

 

D.     n=63

                                                                             Giải

 

Từ công thức : \[P{{(1+r)}^{n}}=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\]

 

Ta có : P = 300tr , M = 5,5tr ,r = 0,5%

 

 

 

 

  \[\Rightarrow n=64\]

 

       b, Nếu anh A muốn trả hết nợ trong vòng 5 năm và phải trả lãi với mức 0,5%/năm thì mỗi tháng anh A phải trả bao nhiêu tiền ( làm tròn đến nghìn đồng  )

 

A.      5035000đ

 

B.      5000000đ

 

C.      5064000đ

 

D.     5030000đ

                                                                         Giải

 

Từ công thức : \[P{{(1+r)}^{n}}=\frac{M}{r}\left[ {{\left( 1+r \right)}^{n}}-1 \right]\]

 

Ta có P=300tr , r = 0,04167%   , n = 60

 

   

 

\[\Rightarrow M=5063800\]đ

 

II.            Bài toán tăng trưởng :

Ø  Ta có công thức : \[S=A.{{e}^{n.i}}\]

     Trong đó     A : là dân số của năm được lấy làm mốc

                          S  : Là dân số sau n năm

                           i : là tỉ lê tăng dân số hàng năm .

Ví dụ 6 : Dân số Việt Nam năm 2017 là 90 triệu dân . Tăng trưởng dân số hàng năm là 1,32% . Dân số sau 10 năm của Việt nam là bao nhiêu  ?

A.      102,7

B.      102,6

C.      109,55

D.     107,85 

                                                        Giải

Từ công thức : \[S=A.{{e}^{n.i}}\]

Ta có : A=90 triệu  , n = 10 năm  , \[i\]= 1.32 %

        

   \[\Rightarrow S=\,\,102,699\]triệu    

III.            Bài toán về sự phân rã phóng xạ  :

 

Ø  Ta có công thức  :       \[{{m}_{\left( t \right)}}\,=\,{{m}_{\left( 0 \right)}}.{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{\frac{t}{T}}}\]

                    Trong đó :   \[{{m}_{\left( 0 \right)}}\]: là khối lượng chất phóng xạ ban đầu

                                        \[{{m}_{\left( t \right)}}\] : là khối lượng chất phóng xạ tại thời điểm t

                                          T    : là chu kì bán rã

Ví dụ 7 :Chu kỳ bán ra của chất phóng xạ Pu là 24360 năm ( tức là sau 24360 năm phân hủy thì chỉ còn lại một nửa ) . Hỏi 10g Pu sau bao nhiêu năm phân hủy sẽ còn lại 1g ?

 

A.      80922,17 năm

B.      80933,17 năm

C.      80233,17 năm

D.     81933,17 năm

                                                                                          Giải

              Từ công thức  :  \[{{m}_{\left( t \right)}}\,=\,{{m}_{\left( 0 \right)}}.{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{\frac{t}{T}}}\]

              Ta có  : \[{{m}_{\left( t \right)}}\] = 1g  , \[{{m}_{\left( 0 \right)}}\]=10g  , T = 24360 năm

              \[\Rightarrow 1=10.{{\left( \frac{1}{2} \right)}^{\frac{t}{24360}}}\]\[\Rightarrow \,\frac{1}{10}={{\left( \frac{1}{2} \right)}^{\frac{t}{24360}}}\]\[\Rightarrow \,{{\log }_{\frac{1}{2}}}\frac{1}{10}=\frac{t}{24360}\]\[\Rightarrow \,t=80922,17\]năm

IV.            Một số bài tập tự luyện :

Câu 1 : Muốn có 100 triệu đồng sau 10 tháng thì phải gửi tiết kiệm mỗi tháng là bao nhiêu mỗi tháng với lãi suất gửi là 0,6% .

 

A.      9 triệu

 

B.      9 triệu 3

 

C.      9 triệu 7

D.     10 triệu

 

Câu 2 :  Một người gửi 6 triệu vào ngân hàng theo hình thức lãi kép , kì hạn 1 năm với lãi suất 7,56% / năm . Hỏi sau bao nhiêu năm ngừoi gửi sẽ có 12 triệu từ số tiền gửi ban đầu ?

 

A.      9,511

 

B.      10,511

 

C.      11,511

 

D.     12,511

 

Câu 3 :  Đem 100 triệu đi gửi ngân hàng với lãi suất 8%/năm thì sau 2 năm có bao nhiêu tiền  ?

 

A.      118,35

 

B.      116,64

 

C.      119,55

 

D.     127,85

 

Câu 4 : Số lượng vi khuẩn ban đầu là 100 con và sau 5 giờ thành 300 con. Hỏi sau 10 giờ có bao nhiêu con vi khuẩn ?

 

A.800                       B. 900                       C. 1000                    D. 1100

 

Câu 5 : Rn là cht phóng x có chu kì bán rã T = 3,8 ngày. Khi lượng Rn lúc đu \[{{m}_{\left( 0 \right)}}\] = 2g. Khi lượng rađôn còn li sau 19 ngày là bao nhiêu?

 

A. 0,0625g                B. 1,9375g                C. 1,2415g                 D. 0,7324g

 

Câu 6 : Cho chu kỳ bán rã ca Pôlôni T = 138 ngày. Gi s khi lượng ban đu \[{{m}_{\left( 0 \right)}}\] = 1g. Hi sau bao lâu khi lượng Pôlôni ch còn 0,707g?

 

A. 69 ngày                 B.138 ngày                C. 276 ngày                D. 18 ngày

 

Câu 7 : Urani U có chu kì bán rã là \[4,{{5.10}^{9}}\]năm. Gi s rng tui ca Trái Đt là \[{{5.10}^{9}}\] năm. Hãy tính lượng còn li ca 1g U k t khi Trái Đt hình thành.

 

A. 0,463 g                  B. 0,2 g                       C. 0,4 g                        D. 0,25 g

 

Câu 8 : Bạn A cầm 58 triệu đem gửi tiết kiệm ở ngân hàng với lãi suất 0,7%/tháng . Hỏi 8 tháng sau ra rút tiền thì ngân hàng phải trả bạn A bao nhiêu tiền ?

 

A.      64 triệu

 

B.      60 triệu

 

C.      61 triệu 

 

D.      65 triệu

 

Câu 9 : Biết rằng tỷ lệ giảm dân số hàng năm ở Nga là 0,5%. Năm 1998 , dân số Nga là 146.861.000 người . Hỏi vào năm 2008 dân số Nga sẽ là bao nhiêu ?

 

A.      141 triệu người

 

B.      143 triệu người

 

C.      152 triệu người

 

D.     150 triệu người

 

Câu 10 : Cho một lượng vi khuẩn ban đầu là 500 con phát triển với vận tốc tỉ lệ với số lượng . Biết sau 3 giờ , có 8000 con . Hỏi sau 4 giờ số lượng vi khuẩn là bao nhiêu  ?

 

A.      46352 con                    

 

B.      40235 con

 

C.      20159 con

 

D.     32259 con 

Đáp án 

 

 

 

Bài viết gợi ý: