ÔN LUYỆN TIẾN HÓA – SINH THÁI HỌC (Phần 3)
Câu 1: Điểm giống nhau giữa hai hiện tượng: khống chế sinh học và ức chế cảm nhiễm là:
A. Xảy ra trong quần xã sinh vật.
B. Đều là mối quan hệ cạnh tranh của loài.
C. Đều là mối quan hệ hỗ trợ khác loài.
D. Là quan hệ giữa vật ăn thịt với con mồi.
Câu 2: Đặc điểm của hiện tượng khống chế sinh học khác với ức chế cảm nhiễm là:
A. Loài này kìm hãm sự phát triển của loài khác.
B. Xảy ra trong một khu vực sống nhất định.
C. Yếu tố kìm hãm là yếu tố sinh học.
D. Thể hiện mối quan hệ khác loài.
Câu 3: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó gọi là:
A. Quần thể chủ yếu.
B. Quần thể ưu thế.
C. Quần thể trung tâm.
D. Quần thể chính.
Câu 4: Hiện tượng phát triển số lượng của quần thể này dẫn đến kìm hãm số lượng cá thể khác trong quần xã được gọi là:
A. Khống chế sinh học.
B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Cân bằng quần xã.
D. Cạnh tranh cùng loài.
Câu 5: Vùng chuyển tiếp giữa các quần xã sinh vật được gọi là:
A. Vùng đệm.
B. Vùng độc lập của quần xã.
C. Vùng đặc trưng của quần xã.
D. Vùng biến đổi của quần xã.
Câu 6: Tập hợp sau đây không phải một quần xã sinh vật là:
A. Một khu rừng.
B. Một hồ nước tự nhiên.
C. Các con chuột chũi trên thảo nguyên.
D. Các con chim ở cánh rừng.
Câu 7: Tập hợp nào sau đây là một quần xã sinh vật:
A. Các con lươn trong một đầm lầy.
B. Các con dế mèn trong một bãi đất.
C. Các con hổ trong một khu rừng.
D. Các con cá trong một hồ tự nhiên.
Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến:
A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. Sự biến đổi của quần xã.
Câu 9: Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện……. của quần xã đó. Từ điền đúng vào chỗ trống trên:
A. Thời gian tồn tại.
B. Tốc độ biến đổi.
C. Độ đa dạng.
D. Khả năng cạnh tranh.
Câu 10: Căn cứ vào thời gian tồn tại của quần xã trong tự nhiên, người ta phân chia làm hai loại quần xã là:
A. Quần xã ổn định và quần xã nhất thời.
B. Quần xã nhiều năm và quần xã một năm.
C. Quần xã tạm thời và quần xã vĩnh viễn.
D. Quần xã biến đổi và quần xã không biến đổi.
Câu 11: Rừng có thể được xem là:
A. Quần xã.
B. Quần thể.
C. Các quần thể độc lập.
D. Nhóm cá thể cùng loài.
Câu 12: Quần xã sinh vật có đặc điểm khác với quần thể sinh vật là:
A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
B. Các cá thể trong quần xã luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau.
C. Gồm các sinh vật khác loài.
D. Có khu phân bố xác định.
Câu 13: Cơ chế của trạng thái cân bằng của quần thể là do:
A. Sự điều chỉnh tập tính dinh dưỡng của quần thể.
B. Sự thay đổi khả năng cạnh tranh của quần thể.
C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể.
D. Sự tăng cường đấu tranh của quần thể.
Câu 14: Hiện tượng mỗi quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định được gọi là:
A. Sự điều hòa quần thể.
B. Trạng thái cân bằng của quần thể.
C. Sự thích nghi của quần thể.
D. Sự điều tiết quần thể.
Câu 15: Sự canh tranh giữa các cá thể cùng loài về nguồn thức ăn, nơi ở nếu xảy ra thường căng thẳng vì lí do nào sau đây:
A. Số cá thể đông.
B. Các cá thể thường có nhu cầu giống nhau.
C. Môi trường tác động lên quần thể mạnh hơn so với ở cá thể.
D. Sự cách li giữa chúng khó xảy ra.
Câu 16: Sự phát tán hoặc di cư của các cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác có ý nghĩa nào sau đây:
A. Tránh sự giao phối cận huyết.
B. Điều chỉnh số lượng và phân bố lại các cá thể phù hợp với nguồn sống.
C. Giảm bớt tính căng thẳng của sự cạnh tranh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 17: Các dạng biến động số lượng của quần thể là:
A. Do con người, theo mùa và môi trường.
B. Do sự cố bất thường, theo mùa, theo chu kỳ nhiều năm.
C. Theo mùa, do con người, do sự cố bất thường.
D. Do môi trường, theo mùa, theo chu kỳ nhiều năm.
Câu 18: Yếu tố có vai trò quyết định đối với số lượng của quần thể ở chim vào màu hè là:
A. Thức ăn.
B. Sự cạnh tranh nơi làm tổ.
C. Độ ẩm của không khí.
D. Sự di trú.
Câu 19: Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể là:
A. Khí hậu.
B. Kẻ thù.
C. Nhiệt độ.
D. Ánh sáng.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây là của quần thể động vật:
A. Gồm các cá thể khác loài.
B. Các cá thể giao phối được với nhau và sinh sản bình thường.
C. Sống ở nhiều khu vực địa lí khác nhau.
D. Cách biệt với môi trường sống.
Câu 21: Tập hợp nào sau đây không phải của quần thể sinh vật:
A. Các cây thông trên một khu đồi.
B. Các con voi trong một khu rừng ở Châu Phi.
C. Các con cá trong hồ.
D. Các cây rau mác trên cùng một bãi bồi.
Câu 22: Nhóm các sinh vật sau đây là quần thể sinh vật:
A. Các động vật ăn cỏ trên một thảo nguyên.
B. Các con chim trong một khu rừng.
C. Các con giun đất trên một bãi đất.
D. Những con hổ trong một vườn bách thú.
Câu 23: Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể thông qua hoạt động nào sau đây:
A. Sự sinh sản.
B. Sự tử vong.
C. Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.
D. Tất cả các hoạt động trên.
Câu 24: Ngoài nhân tố ánh sáng, yếu tố nào sau đây có tác dụng đến hiện tượng hóa nhộng và ngủ đông của sâu sồi ở Hà Nội:
A. Vật ăn thịt.
B. Độ ẩm không khí.
C. Thức ăn.
D. Sự phát triển của chim ăn sâu.
Câu 25: Hoạt động nào sau đây xảy ra theo mùa:
A. Sự ra hoa của cây phù dung.
B. Ngủ đông của gấu Bắc Cực.
C. Sự khép và mở lá của cây họ đâu.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu 26: Hiện tượng nào dưới đây là nhịp sinh học theo mùa:
A. Ngủ đông của động vật biến nhiệt.
B. Sự di trú của một số loài chim.
C. Sự hóa nhộng của sâu sồi Hà Nội.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhịp sinh học là:
A. Nhiệt độ.
B. Môi trường.
C. Di truyền.
D. Di truyền và môi trường.
Câu 28: Hiện tượng nào sau đây không phải nhịp sinh học:
A. Lá của một cây họ đậu xếp là lúc hoàng hôn và mở ra lúc sáng sớm.
B. Cây vùng ôn đới rụng lá vào mùa đông.
C. Cây trinh nữ xếp lá khi có vật đụng vào.
D. Dơi ngủ ban ngày và hoạt động về đêm.
Câu 29: Nhịp sinh học là:
A. Sự thay đổi về tập tính của động vật.
B. Sự thay đổi đặc điểm cấu tạo của cơ thể theo tác động môi trường.
C. Phản ứng cơ thể với những thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. Sự thay đổi các hoạt động ở sinh vật theo điều kiện môi trường.
Câu 30: Đặc điểm nào sau đây là của cây cỏ lạc đà:
A. Thân cây mọng nước.
B. Rễ cây mọc nông và lan rộng để hút sương đêm.
C. Rễ cây mọc rất sâu trong đất.
D. Cả A, B, C đúng.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
B |
A |
A |
C |
D |
C |
C |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
C |
D |
B |
B |
A |
B |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
C |
C |
D |
C |
B |
D |
D |
C |
C |
C |