Câu 1: Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng \[{{m}_{B}}\] và hạt α có khối lượng \[{{m}_{\alpha }}\]. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng
A.\[\frac{{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{B}}}\] B.\[{{\left( \frac{{{m}_{B}}}{{{m}_{\alpha }}} \right)}^{2}}\] C.\[\frac{{{m}_{B}}}{{{m}_{\alpha }}}\] D.\[{{\left( \frac{{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{B}}} \right)}^{2}}\]
Câu 2: Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi \[{{m}_{1}}\] và \[{{m}_{2}}\],\[{{v}_{1}}\] và \[{{v}_{2}}\], \[{{K}_{1}}\] và \[{{K}_{2}}\]tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng
A.\[\frac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}=\frac{{{K}_{1}}}{{{K}_{2}}}\]
B.\[\frac{{{v}_{2}}}{{{v}_{1}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\frac{{{K}_{2}}}{{{K}_{1}}}\]
C.\[\frac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\frac{{{K}_{1}}}{{{K}_{2}}}\]
D.\[\frac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}=\frac{{{K}_{2}}}{{{K}_{1}}}\]
Câu 3: Trong sự phân hạch của hạt nhân \[{}_{92}^{235}U\], gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
B. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
Câu 4: Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.
A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng.
B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng.
C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế.
D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.
Câu 5: Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
B. thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
D. thành hai hạt nhân nhẹhơn, thường xảy ra một cách tự phát.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Phản ứng phân hạch dây chuyền được thực hiện trong các lò phản ứng hạt nhân.
B. Lò phản ứng hạt nhân có các thanh nhiên liệu urani đã được làm giàu đặt xen kẽ trong chất làm chậm nơtron.
C. Trong lò phản ứng hạt nhân có các thanh điều khiển để đảm bảo cho hệ số nhân nơtron luôn lớn hơn 1.
D. Lò phản ứng hạt nhân có các ống tải nhiệt và làm lạnh đểtruyền năng lượng của lò ra chạy tua bin.
Câu 7: Xét phản ứng: \[{}_{1}^{2}H+{}_{1}^{3}T\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n+17,6MeV\]. Điều gì sau đây sai khi nói về phản ứng này?
A. Đây là phản ứng nhiệt hạch.
B. Đây là phản ứng tỏa năng lượng.
C. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao.
D. Phản ứng này chỉ xảy ra trên Mặt Trời.
Câu 8: Phản ứng phân hạch
A. chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.
B. là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
C. là phản ứng trong đó hai hạt nhân nhẹ tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.
D. là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\],hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
C. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
D. Trong phóng xạ \[{{\beta }^{+}}\], hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
Câu 10: Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều có sự hấp thụ nơtron chậm
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều không phải là phản ứng hạt nhân
D. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 11: Tìm phát biểu sai vềphản ứng nhiệt hạch:
A. Sự kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân năng hơn cũng toả ra năng lượng.
B. Mỗi phản ứng kết hợp toả ra năng lượng bé hơn một phản ứng phân hạch, nhưng tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều hơn.
C. Phản ứng kết hợp toả ra năng lượng nhiều, làm nóng môi trường xung quanh nên gọi là phản ứng nhiệt hạch.
D. Bom H là ứng dụng của phản ứng nhiệt hạch nhưng dưới dạng phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được.
Câu 12: Chọn câu sai. Lý do của việc tìm cách thay thế năng lượng phân hạch bằng năng lượng nhiệt hạch là:
A. Tính trên một cùng đơn vị khối lượng là phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
B. Nguyên liệu của phản ứng nhiệt hạch có nhiều trong thiên nhiên. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát.
C. Phản ứng nhiệt hạch dễ kiểm soát hơn phản ứng phân hạch.
D. Năng lượng nhiệt hạch sạch hơn năng lượng phân hạch.
Câu 13: Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
A. một phản ứng tỏa năng lượng, còn phản ứng kia thu năng lượng.
B. một phản ứng xảy ra ởnhiệt độ thấp, còn phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độcao.
C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, còn phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
D. một phản ứng diễn biến chậm, còn phản ứng kia diễn biến rất nhanh.
Câu 14: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây?
A. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.
B. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độrất cao.
C. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
D. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.
Câu 15: Trong phản ứng sau đây: \[{}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{42}^{95}Mo+{}_{57}^{139}La+2x+{{\beta }^{-}}\]; hạt X là
A. Electron B. Proton C. Hêli D. Nơtron.
Câu 16: Hạt nhân \[{}_{6}^{11}C\] phóng xạ bê ta cộng tạo thành hạt nhân
A.\[{}_{5}^{11}B\] B.\[{}_{7}^{11}N\] C.\[{}_{5}^{12}B\] D.\[{}_{7}^{12}N\]
Câu 17: Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch khác nhau ở chỗ
A. phản ứng phân hạch giải phóng nơtrôn còn phản ứng nhiệt hạch thì không.
B. phản ứng phân hạch tỏa năng lượng còn phản ứng nhiệt hạch thu năng lượng.
C. phản ứng phân hạch xảy ra phụ thuộc điều kiện bên ngoài còn phản ứng nhiệt hạch thì không.
D. trong phản ứng phân hạch hạt nhân vỡ ra còn phản ứng nhiệt hạch thì các hạt nhân kết hợp lại.
Câu 18: Phương trình nào sau đây là sự phân hạch?
A.\[{}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{{{Z}_{1}}}^{{{A}_{2}}}X+{}_{{{Z}_{2}}}^{{{A}_{2}}}X+k\left( {}_{0}^{1}n \right)+200MeV\]
B.\[{}_{1}^{2}D+{}_{1}^{3}T\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n+17,3MeV\]
C.\[{}_{1}^{2}D+{}_{1}^{2}D\to {}_{2}^{3}He+{}_{0}^{1}n+3,25MeV\]
D.\[{}_{13}^{27}Al+{}_{2}^{4}He\to {}_{15}^{30}P+{}_{0}^{1}n\]
Câu 19: Tìm phát biểu đúng?
A. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích nên nó cũng bảo toàn số proton.
B. Trong phản ứng hạt nhân thu năng lượng các hạt sinh ra có độ hụt khối tăng, nên bền vững hơn các hạt ban đầu.
C. Phóng xạ là 1 phản ứng hạt nhân tỏa hay thu năng lượng tùy thuộc vào loại phóng xạ( α ; β ; γ ).
D. Phóng xạ luôn là 1 phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 20: Sự tổng hợp các hạt nhân hiđrô thành hạt nhân hêli dễ xảy ra ở
A. nhiệt độ cao và áp suất cao
B. nhiệt độ cao và áp suất thấp.
C. nhiệt độ thấp và áp suất thấp
D. nhiệt độ thấp và áp suất cao.
Đáp án
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
C |
C |
C |
C |
D |
B |
C |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
C |
C |
D |
D |
D |
D |
A |
D |
A |