Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai về hiện tượng phóng xạ?

A. Điều kiện đểphóng xạ xảy ra là hạt nhân phải hấp thu được nơtrôn chậm.

B. Phóng xạ \[{{\beta }^{-}}\]là phản ứng hạt nhân có số prôtôn không bảo toàn.

C. Phân rã  α là phản ứng hạt nhân có số protôn bảo toàn.

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hệ số nhân nguồn s > 1 thì hệ thống vượt hạn, phản ứng dây chuyền không kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các vụ nổ bom nguyên tử.

B. Hệ số nhân nơtrôn s là sốnơtrôn trung bình còn lại sau mỗi phân hạch, gây được phân hạch tiếp theo.

C. Hệ số nhân nguồn s < 1 thì hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền xảy ra chậm, ít được sử dụng.

D. Hệ số nhân nguồn s = 1 thì hệ thống tới hạn, phản ứng dây chuyền kiểm soát được, đó là trường hợp xảy ra trong các nhà máy điện nguyên tử.

Câu 3: Tìm phát biểu sai:

A. Hai hạt nhân rất nhẹ như hiđrô, hêli kết hợp lại với nhau, thu năng lượng là phản ứng nhiệt hạch.

B. Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng các hạt ban đầu là phản ứng tỏa năng lượng.

C. Urani thường được dùng trong phản ứng phân hạch.

D. Phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch nếu khi dùng cùng một khối lượng nhiên liệu.

Câu 4: Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là sai?

A. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron chậm rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với 2 hoặc 3 nơtron.

B. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độrất cao.

C. Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch.

D. Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được.

Câu 5: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ.

A. Tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.

B. không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài.

C. hạt nhân con bền hơn hạt nhân mẹ. 

D. là phản ứng hạt nhân tự xảy ra.

Câu 6: \[{}^{238}U\] sau một loạt phóng xạ biến  đổi thành chì, hạt sơ cấp và hạt anpha Phương trình biểu diễn biến đổi:

A.\[{}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+6\alpha +2{}_{-1}^{0}e\]

B.\[{}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+8\alpha +6{}_{-1}^{0}e\]

C.\[{}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+4\alpha +{}_{-1}^{0}e\]

D.\[{}^{238}U\to {}_{82}^{206}Pb+\alpha +{}_{-1}^{0}e\]

Câu 7: Tìm giá trị x và y trong phản ứng hạt nhân:\[{}_{88}^{226}Ra\to \alpha +{}_{y}^{x}Rn\]

A. x = 222; y = 84                                                      B. x = 222; y = 86  

C. x = 224; y = 84                                                      D. x = 224; y = 86.

Câu 8: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

A. Khối lượng                                                                    B. Số khối 

C. Nguyên tử số                                                                D. Hằng số phóng xạ.

Câu 9: Trong phóng xạ α, trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleep so với hạt nhân mẹ thì hạt nhân con sẽ

A. tiến 4 ô                     B. lùi 4 ô                      C. tiến 2 ô                     D. lùi 2 ô.

Câu 10: Nếu tổng số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm xuống 3 lần sau khoảng thời gian ∆t thì chu kì bán rã của chất phóng xạ này bằng

A. ∆t.ln2/ln3   

B. ∆t.ln(2/3)   

C. ∆t.ln3/ln2   

D. ∆t.ln(3/2).

Câu 11: Phản ứng nhiệt hạch là

A. sự kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình tạo thành hạt nhân nặng hơn.

B. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

C. phản ứng trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

D. phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 12: Các hạt nhân nào sau đây được dùng làm nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch?

A.\[{}_{1}^{2}H\] và \[{}_{1}^{3}H\]

B.\[{}_{92}^{235}U\] và \[{}_{94}^{239}Pu\]

C. \[{}_{92}^{235}U\] và \[{}_{1}^{2}H\]

D.\[{}_{1}^{1}H\] và \[{}_{94}^{239}Pu\]

Câu 13: Trong hiện tượng phóng xạ, khi cho ba tia phóng xạ  α,  β,  γbay vào vùng không gian có  điện trường. Tia phóng xạ bị lệch nhiều nhất trong điện trường là

A. tia β                     B. tia αvà tia γ                    C. tia α                        D. tia γ.

Câu 14: Loại phóng xạ nào có khả năng xuyên sâu ít nhất?

A. Hạt beta              B. Tia X               C. Tia gamma               D. Hạt alpha.

Câu 15: So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng?

A. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không.

B. Một phản ứng nhiệt hạch toảnăng lượng nhiều hơn một phản ứng phân hạch.

C. Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

D. Phản ứng phân hạch “sạch” hơn phản ứng nhiệt hạch vì không phát ra tia phóng xạ.

Câu 16: Chọn phát biểu sai khi nói về tia gamma

A. Có khả năng đâm xuyên mạnh    

B. Đi được vài mét trong bê tông.

C. Đi được vài mét trong chì     

D. Không bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 17: Uranium làm giàu là nhiên liệu tốt hơn trong lò phản ứng so với Uranium tự nhiên bởi vì nó có tỷ lệ lớn hơn của

A. \[{}_{1}^{2}H\]                                                                                        B.\[{}_{92}^{238}U\]

C. Nơtrôn chậm                                                                      D. \[{}_{92}^{235}U\]

Câu 18: Phương trình nào sau đây là phương trình của phóng xạ anpha?

A.\[{}_{2}^{4}He+{}_{13}^{27}Al\to {}_{15}^{30}P+X\]

B.\[{}_{6}^{11}C\to X+{}_{5}^{11}B\]

C.\[{}_{6}^{14}C\to X+{}_{7}^{14}N\]

D.\[{}_{84}^{210}Po\to X+{}_{82}^{206}Pb\]

Câu 19: Hạt nhân nào sau đây không thể phân hạch?

A.\[{}_{92}^{239}U\]                           B.\[{}_{94}^{239}Pu\]                                C.\[{}_{6}^{12}C\]                            D.\[{}_{93}^{237}Np\]

Câu 20: Khi nói về tia  γ , phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia  γ không mang điện tích    

B. Tia  γ có bản chất là sóng điện từ.

C. Tia  γ có khả năng đâm xuyên rất mạnh   

D. Tia  γ có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

C

A

B

B

D

D

A

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

A

D

C

C

D

D

C

D

Bài viết gợi ý: