PHÉP TỊNH TIẾN

A. Lý thuyết

I. Định nghĩa:

Trong mặt phẳng cho vecto $\overrightarrow{v}$. Phép biến hình biến điểm M thành điểm ${{M}^{'}}$ sao cho $\overrightarrow{M{{M}^{'}}}=\overrightarrow{v}$ được gọi là phép tịnh tiến theo vecto $\overrightarrow{v}$.

Kí hiệu: ${{T}_{\overrightarrow{v}}}$ ($\overrightarrow{v}$ là vecto tịnh tiến).

${{T}_{\overrightarrow{v}}}(M)={{M}^{'}}\Leftrightarrow \overrightarrow{M{{M}^{'}}}=\overrightarrow{v}$

Chú ý: phép tịnh tiến theo vecto $\overrightarrow{0}$ gọi là phép đồng nhất ${{T}_{\overrightarrow{v}}}(M)={{M}^{'}}\Leftrightarrow M\equiv {{M}^{'}}$

II. Tính chất:

Tính chất 1: Nếu phép tịnh tiến biến hai điểm M và N thành hai điểm ${{M}^{'}}$ và ${{N}^{'}}$ thì $\overrightarrow{{{M}^{'}}{{N}^{'}}}=\overrightarrow{MN}$ và từ đó suy ra ${{M}^{'}}{{N}^{'}}=MN$

Tính chất 2: Phép tịnh tiến biến:

* Đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.

* Đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó.

* Tam giác thành tam giác bằng nó.

* Đường tròn thành đường tròn có cùng  bán kính.

III. Biểu thức tọa độ:

Trong mặt phẳng tọa độ \[\text{O}xy\] cho vectơ $\overrightarrow{v}=(a,b),M(x,y)$. Khi đó phép tịnh tiến théo vecto $\overrightarrow{v}:{{T}_{\overrightarrow{v}}}(M)={{M}^{'}}(x;y)$ có biểu thức tọa độ:

B. Bài tập minh họa

Dạng 1: Các bài toán khai thác định nghĩa, tính chất và ứng dụng của phép tịnh tiến

Phương pháp:

  • Sử dụng định nghĩa hoặc tính chất của phép tịnh tiến
  • Xác định ảnh của một điểm, một hình qua phép tịnh tiến
  • Tìm quỹ tích điểm thông qua phép tịnh tiến
  • Ứng dụng phép tịnh tiến để giải các bài toán hình học khác

 

 

Câu 1: Cho hai đường thẳng ${{d}_{1}}$ và ${{d}_{2}}$ cắt nhau. Có bao nhiêu phéo tịnh tiến biến  ${{d}_{1}}$ thành ${{d}_{2}}$

A. Không có                            B. Hai                            C. Một                  D. Vô số

Giải:

Do phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó nên không tồn tại phép tịnh tiến nào biến  ${{d}_{1}}$ thành ${{d}_{2}}$

Chọn B

Câu 2: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến vectơ $\overrightarrow{AB}$ thành vectơ $\overrightarrow{CD}$ với $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}$?

A. Một                  B. Hai                            C. Ba                    D. Bốn

Giải:

Vì $\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{CD}$ mà chỉ có một vecto biến $\overrightarrow{AB}$ thành chính nó là vectơ $\overrightarrow{0}$

Chọn A

 

Câu 3: Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M' \right)=M$          

B. \[{{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M' \right)=M\]

C. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M \right)=M'$          

D. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M' \right)=M'$

Giải:

Ta có: 

Chọn A

Câu 4: Cho đoạn thẳng AB và đường tròn (C) tâm O, bán kính R nằm về một phía của đường thẳng AB. Điểm C di chuyển trên (C) dựng hình bình hành ABCD. Tìm quỹ tích điểm D?

A. Đường tròn (C’) có tâm O’ bán kính R là ảnh của (C) qua ${{T}_{\overrightarrow{AB}}}$

B. Đường tròn (C’) có tâm O’ bán kính R là ảnh của (C) qua ${{T}_{\overrightarrow{CD}}}$

C. Đường tròn (C’) có tâm O’ bán kính R là ảnh của (C) qua ${{T}_{\overrightarrow{BA}}}$

D. Đường tròn (C’) có tâm O’ bán kính R là ảnh của (C) qua ${{T}_{\overrightarrow{AC}}}$

Giải:

Vì ABCD là hình bình hành nên  $\overrightarrow{CD}=\overrightarrow{BA}$

D là ảnh của C qua ${{T}_{\overrightarrow{BA}}}$ mà C chạy trên (C) tâm O, bán kính R nên D chạy trên đường tròn (C’) có tâm O’ bán kính R là ảnh của (C) qua ${{T}_{\overrightarrow{BA}}}$

Chọn C

Dạng 2: Xác định ảnh của một điểm hoặc một hình qua phép tịnh tiến bằng phương pháp tọa độ

Câu 1: Tìm m để $\left( C \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x-2my-1=0$ là ảnh của đường tròn $\left( C' \right):{{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=9$ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}=\left( 3;5 \right)$.

A. $m=-2$            B. $m=2$                       C. $m=3$                       D. $m=-3$

Giải:

Đường tròn $\left( C \right)$ có tâm $I\left( 2;m \right)$, bán kính $R=\sqrt{{{m}^{2}}+5}$.

Đường tròn $\left( C' \right)$ có bán kính tâm $I'\left( -1;-3 \right)$, bán kính $R'=3$. Ta có

Chọn B

Câu 2: Cho parabol $\left( P \right):y={{x}^{2}}+mx+1$. Tìm m sao cho $\left( P \right)$ là ảnh của $\left( P' \right):y=-{{x}^{2}}-2x+1$ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}=\left( 0,1 \right)$.

A. $m=1$             B. $m=-1$                     C. $m=2$                       D. $m=\varnothing $

Giải:

Giả sử $M\left( x;y \right)\in \left( P \right)$ là ảnh của $M\left( x';y' \right)\in \left( P' \right)$ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}=\left( 0;1 \right)$

Ta có 

Chọn D

Câu 3: Ảnh $d'$ của đường thẳng $d:2x-3y+1=0$ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}=\left( 3;-2 \right)$ là:

A. $d':2x-y+1=0$                                                 B. $d':2x-3y-1=0$

C. $d':3x+2y+1=0$                                              D. $d':2x+3y-11=0$

Giải:

Giả sử $M\left( x';y' \right)\in d'$ là ảnh của điểm 

Suy ra $2\left( x'-3 \right)-3\left( y'+2 \right)+1=0\Leftrightarrow 2x'-3y'-11$

Chọn D

Câu 4: Cho hai đồ thị của hàm số $f\left( x \right)={{x}^{3}}+3x+1$  (C) và $g\left( x \right)={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+15x-2$  $\left( C' \right)$.Tìm vectơ $\overrightarrow{v}=\left( a;b \right)$ sao cho khi tịnh tiến đồ thị $\left( C \right)$ theo vectơ $\overrightarrow{v}$ ta được đồ thị $\left( C' \right)$.

A. $\overrightarrow{v}=\left( 2;-9 \right)$            B. $\overrightarrow{v}=\left( 2;11 \right)$                             C. $\overrightarrow{v}=\left( -3;2 \right)$                      D. $\overrightarrow{v}=\left( -9;2 \right)$

Giải:

Cách 1:

Ta có 

Cách 2:

Ta có 

Chọn B

C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ $\overrightarrow{v}=\left( -2;3 \right)$ và $M\left( 2;1 \right)$. Ảnh của M qua phép tịnh tiến ${{T}_{\overrightarrow{v}}}$ có tọa độ:

A. $\left( 4;-2 \right)$                        B. $\left( 0;4 \right)$                          C. $\left( -4;2 \right)$                             D. $\left( 0;2 \right)$

Câu 2: Cho $\overrightarrow{v}=\left( 1;1 \right)$, $A\left( 0;-2 \right)$ và $B\left( 3;0 \right)$. Nếu ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( A \right)=A'$ và  ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( B \right)=B'$ thì A’B’ có độ dài là:

A. $\sqrt{10}$                         B. $\sqrt{11}$                         C. $\sqrt{12}$                         D. $\sqrt{13}$

 Câu 3: Trong mặt phẳng cho vectơ $\overrightarrow{v}$. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm $M'$ được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}$ thỏa mãn

A. $\overrightarrow{MM'}=-\overrightarrow{v}$                                  B. $\overrightarrow{M'M}=\overrightarrow{v}$       C. $\overrightarrow{MM'}=k\overrightarrow{v}$     D. $\overrightarrow{MM'}=-\overrightarrow{v}$

Câu 4: Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho đường tròn $\left( C \right)$ có phương trình: ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}-x-2y-3=0$

A. ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+7x-2y+9=0$             B. ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+5x-2y-3=0$

C. ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}-7x-2y+9=0$              D. ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+5x-2y+3=0$

Câu 5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho $A\left( 3;6 \right),B\left( -1;5 \right),C\left( 0;2 \right)$. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Ảnh của G qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{AB}$ là

A. $\left( \frac{26}{3};-\frac{10}{3} \right)$        B. $\left( \frac{10}{3};-\frac{26}{3} \right)$      C. $\left( -\frac{10}{3};\frac{10}{3} \right)$    D. \[\left( \frac{26}{3};-\frac{26}{3} \right)\]

Câu 6: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai đường tròn $\left( C \right)$ và $\left( C' \right)$ có phương trình lần lượt là ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x+4y-11=0$ và ${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+6x-8y+9=0$. Phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{u}$ biến đường tròn $\left( C' \right)$ thành đường tròn $\left( C \right)$ khi đó tọa độ vectơ $\overrightarrow{u}$ là:

A. $\left( -4;6 \right)$        B. $\left( 4;-6 \right)$   C. $\left( 4;6 \right)$ D. Đáp án khác

Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, xét phép tịnh tiến ${{T}_{\overrightarrow{v}}}$ với $\overrightarrow{v}=\left( 2;1 \right)$, cho đường tròn $\left( C \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=25$. Tìm ảnh của đường tròn $\left( C \right)$?

A. ${{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=25$   B. ${{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y-3 \right)}^{2}}=25$

C. ${{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}=25$   D. ${{\left( x-4 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=25$

Câu 8: Tạo ảnh của đường tròn $\left( C' \right):{{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}=25$ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\overrightarrow{v}=\left( -3;2 \right)$ là đường tròn $\left( C \right)$ có phương trình

A. ${{x}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}=5$      B. ${{\left( x-6 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=25$

C. ${{x}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}=25$    D. ${{x}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}=25$

Câu 9: Trong mặt phẳng Oxy và vectơ $\overrightarrow{u}=\left( 1;-2 \right)$. Ảnh của đường tròn $\left( C \right):{{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=4$ qua phép tịnh tiến vectơ $\overrightarrow{u}$ là:

A. $\left( C' \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y+3 \right)}^{2}}=4$          B. $\left( C' \right):{{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y+5 \right)}^{2}}=4$

C. $\left( C' \right):{{x}^{2}}+{{\left( y+5 \right)}^{2}}=4$   D. $\left( C' \right):{{\left( x+2 \right)}^{2}}+{{\left( y+1 \right)}^{2}}=4$

Câu 10: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M' \right)=M$                                       B. \[{{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M' \right)=M\]

C. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M \right)=M'$                                       D. ${{T}_{\overrightarrow{v}}}\left( M \right)=M'\Leftrightarrow {{T}_{\overrightarrow{-v}}}\left( M' \right)=M'$

Đáp án bài tập tự luyện

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

D

D

C

B

D

B

B

A

 

 

Bài viết gợi ý: