BÀI TẬP QUY LUẬT PHÂN LI MEN ĐEN PHẦN 2

Dạng 2: Tính xác suất xuất hiện kiểu hình nào đó

I. Phương Pháp Giải

 -Phân tích sự kiện cần tìm xác suất thành các sự kiện độc lập riêng lẻ.

-Tìm xác suất cho mỗi sự kiện riêng.

-Sự kiện xảy ra chắc chắn (xác suất 100%), nếu không chắc chắn thì cần phải tìm xác suất.

-Kiểu gen bố mẹ có chắc chắn không?

-Xác suất con trai = xác suất con gái = 1/2.

-Bố mẹ dị hợp (Aa x Aa): xác suất con lặn: aa = 1/4, Xác suất con trội: Aa = 2/3; AA = 1/3.

-Để tìm xác suất cuối cùng

+Nhân xác suất : Xác suất của các sự kiện xảy ra đồng thời

+Cộng xác suất : Xác suất các sự kiện xảy ra không đồng thời.

+Trừ xác suất : Các sự kiện xảy ra đối lập nhau.

II.Bài Tập

1.Ví Dụ Minh Họa

Ví dụ 1: Ở người, xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen : alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu ? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.  

A. 1/2                             B. 8/9                                 C. 5/9                                    D. 3/4

Hướng Dẫn Giải:

+Người vợ : có em trai bị bệnh aa => bố mẹ phải có kiểu gen là Aa x Aa => Người vợ có kiểu gen : 1/3AA hoặc 2/3 Aa;    (1/3a:2/3A)

+ Người chồng có em gái bị bệnh có kiểu gen là aa =>bố mẹ phải có kiểu gen là Aa x Aa => Người chồng  có kiểu gen : 1/3AA hoặc 2/3 Aa ; (1/3a:2/3A)

+ Xác xuất để con đầu lòng bị bệnh là 1/3 x1/3 = 1/9 

+Xác xuất để con đầu lòng không bị bệnh là 1- 1/9= 8/9

Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gen b qui định thân đen và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gen dị hợp. Lấy ngẫu nhiên một rồi thân xám Xác suất để xuất hiện ruồi thân xám dị hợp là :

A. 75%                           B. 50%                         C. 25%                         D. 66,7%

Hướng Dẫn Giải:

Bb x Bb => 1/4 BB : 2/4 Bb : 1/4 bb xác xuất xuất hiện ruồi thân xám dị hợp là : (0/5)/(0.75)=2/3

Ví dụ 3: Ở ruồi giấm, gen B qui định thân xám, trội hoàn toàn so với gen b qui định thân đen và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Ruồi bố và ruồi mẹ đều mang kiểu gen dị hợp. Xác suất ruồi thân xám có kiểu gen đồng hợp là:           

A. 3/4                               B. 1/2                         C. 1/4                                      D. 1/3

Hướng Dẫn Giải: 

Bb x Bb => 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa  kiểu gen dồng hợp trội chiếm : (0.25/0.75) =1/3

Ví dụ 4: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình trội?

A. 4                                  B. 3                               C. 2                                      D. 1 

Hướng Dẫn giải:(1)AA x AA  (2) AA x Aa  (3) AA x aa

Ví dụ 5: A: qui định tầm vóc thấp ; a: qui định tầm vóc cao. Bố mẹ dị hợp thì xác suất sinh 2 đứa con có tầm vóc thấp là bao nhiêu?

A. 6.25%                                B. 46.875%                            C. 56.25%                         D. 75%

Hướng Dẫn Giải:

Aa x Aa => 3/4A_ :1/4 aa xác suất sinh 2 con có tầm vóc là:3/4 x3/4=0.5625 

2.Bài Tập Tự Luyện

Câu 1: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để thế hệ sau có hiện tượng đồng tính thì sẽ có bao nhiêu phép lai?

 A. 4                                B.3                               C.2                                    D. 1

Đáp án:B              

Câu 2: A: qui định tầm vóc thấp ; a: qui định tầm vóc cao. Bố mẹ dị hợp thì xác suất sinh 2 đứa con có tầm vóc thấp là bao nhiêu?

 A. 6.25%                       B. 46.875%                         C. 56.25%                          D. 75% 

Đáp án:C 

Câu 3: Ở cà chua tính trạng màu quả do 1 cặp gen quy định, tiến hành lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1 toàn quả đỏ sau đó cho F1 lai với nhau thu được F2. Khi cho lai giữa các cây có quả vàng với nhau ở F2 sẽ thu được kết quả là :

  A. toàn quả đỏ                                            B. 1 quả đỏ:1 quả vàng                                                            C. 3 quả đỏ:1 quả vàng                            D. toàn quả vàng

Đáp án:C         

Câu 4: Ở người nhóm máu A B O do 3 alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé?

A. Nhóm máu A                             B. Nhóm máu B

C. Nhóm máu AB                         D. Nhóm máu O

Đáp án:C 

Câu 5: Ở người nhóm máu A B O do 3 gen alen IA, IB, IO quy định. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải của người bố?

A. Nhóm máu AB                                       B. Nhóm máu O

C. Nhóm máu B                                        D. Nhóm máu A

Đáp án:B  

Câu 6: Người ở nhóm máu ABO do 3 gene alen IA, IB, IO quy định. Một người phụ nữ có chồng nhóm máu A sinh được một con trai có nhóm máu B và một con gái có nhóm máu A. Người con trai nhóm máu B có kiểu gen như thế nào?

A. IBIO                        B. IBIB                               C. IBIB hoặc IBIO                             D. IAIA

Đáp án:A 

Câu 7: Ở một loài, gen D qui định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với gen d qui định hoa trắng. Phép lai tạo ra hiện tượng đồng tính ở con lai là:

A. P: DD x dd và P: Dd x dd

B. P: dd x dd và P: DD x Dd 

C. P: Dd x dd và P: DD x dd

D. P: Dd x dd và P: DD x DD

   Đáp án:B  

Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là

A. 3/4.                                B. 1/2.                             C. 1/4.                                  D. 2/3. 

Đáp án:C

Câu 9: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là:

A.F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

B.F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng.

C.F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.

D.F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng. 

        Đáp án:C  

Câu 10: Ở người, kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

A.Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.

B.Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.

C.Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A.

D.Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.

Đáp án:B

 

 

Bài viết gợi ý: