Chuyên đề sự tương giao của hàm số

Lý thuyết :

        Sự tương giao của hai đồ thị:
              Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị hàm số y=f(x) và y=g(x) là nghiệm của phương trình:f(x)=g(x),   ()

              Từ đó suy ra số giao điểm của hai đồ thị đã cho bằng số nghiệm của phương trình ().

Bài tập minh họa :

Ví dụ 1: Cho đồ thị (C) của hàm số $y={{x}^{2}}-2x+m$ và đường thẳng (d): $y=2x+1$

  1. Tìm m để (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B.
  2. Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn AB.
  3. Tìm m để đoạn AB = 2.

                                                                                         Giải:

PTHĐGĐ của (C) và (d): ${{x}^{2}}-2x+m=2x+1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-4x+m-1=0\quad (*)$

  1. Tìm m để (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B:

Để có 2 giao điểm A, B phân biệt thì (*) có hai nghiệm phân biệt, do đó:

$\Delta '>0\Leftrightarrow 4-(m-1)>0\Leftrightarrow 5-m>0\Leftrightarrow m<5$

    b.Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn AB:

Khi m < 5 theo Vi-ét: ${{x}_{A}}+{{x}_{B}}=4\Rightarrow 2{{x}_{I}}={{x}_{A}}+{{x}_{B}}=4\Leftrightarrow {{x}_{I}}=2$

Vì I$\in (d)$: y = 2x + 1 nên ${{y}_{I}}=2{{x}_{I}}+1=2.2+1=5$

Vậy I (2; 5)

    c. Tìm m để AB = 2:

Ta có: A$\in $(d) nên ${{y}_{A}}=2{{x}_{A}}+1$ và B$\in $(d) nên ${{y}_{B}}=2{{x}_{B}}+1$; ${{y}_{A}}-{{y}_{B}}=2\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)$

Ta có: $A{{B}^{2}}={{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}+{{\left( {{y}_{A}}-{{y}_{B}} \right)}^{2}}={{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}+4{{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}=5{{\left( {{x}_{A}}-{{x}_{B}} \right)}^{2}}=5\left[ {{\left( {{x}_{A}}+{{x}_{B}} \right)}^{2}}-4{{x}_{A}}{{x}_{B}} \right]$

Theo Vi-ét: ${{x}_{A}}+{{x}_{B}}=4;\ {{x}_{A}}{{x}_{B}}=m-1$ nên $A{{B}^{2}}=5\left[ 16-4(m-1) \right]=5(20-4m)$

$AB=2\Leftrightarrow A{{B}^{2}}=4\Leftrightarrow 5(20-4m)=4\Leftrightarrow m=\frac{24}{5}:$ thỏa mãn m < 5

Vậy m = $\frac{24}{5}$ là giá trị cần tìm.

Ví dụ 2: Cho đồ thị (C) của hàm số $y=x+2+\frac{1}{x-1}$ và đường thẳng (d): y = mx + 3.

  1. Tìm m để (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt

     b. Tìm điểm M thuộc (C) sao cho khoảng cách từ M đến trục hoành bằng 2 lần khoảng cách từ M đến trục tung.

Giải

 

  1. Phương trình hoành độ giao điểm (PTHĐGĐ) của (C) và (d):

         $\frac{{{x}^{2}}+x-1}{x-1}=mx+3\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x-1=(x-1)(mx+3)\Leftrightarrow (m-1){{x}^{2}}-(m-2)x-2=0$  (*) (x = 1 không là nghiệm của (*)

          (d) cắt (C) tại hai điểm phân biệt thì

Vậy giá trị m cần tìm là $m<-2-2\sqrt{2}\vee m>-2+2\sqrt{2}\quad (m\ne 1)$

    b. Tìm điểm M thuộc (C):

           Đặt điểm M$\left( x;x+2+\frac{1}{x-1} \right)$ thuộc (C)

           Ta có:

           $\Leftrightarrow {{x}^{2}}-3x+1=0\quad (1)\ \ \vee \ \ 3{{x}^{2}}-x-1=0\quad (2)$

          (1)$\Leftrightarrow x=\frac{3+\sqrt{5}}{2}\vee x=\frac{3-\sqrt{5}}{2}\quad \left( y=3+\sqrt{5}\vee y=3-\sqrt{5} \right)$

(2)$\Leftrightarrow x=\frac{1+\sqrt{13}}{6}\vee x=\frac{1-\sqrt{13}}{6}\quad \left( y=-\frac{1+\sqrt{13}}{3}\vee y=-\frac{1-\sqrt{13}}{3} \right)$       

Vậy có bốn điểm M cần tìm là: $M\left( \frac{3+\sqrt{5}}{2};3+\sqrt{5} \right),M\left( \frac{3-\sqrt{5}}{2};3-\sqrt{5} \right),M\left( \frac{1+\sqrt{13}}{6};-\frac{1+\sqrt{13}}{3} \right),M\left( \frac{1-\sqrt{13}}{6};-\frac{1-\sqrt{13}}{3} \right)$

Ví dụ 3: Cho đồ thị (C) của hàm số $y=\frac{{{x}^{2}}+2x+2}{x+1}$ và đường thẳng (d): y = -x + m. Tìm m để (d) tiếp xúc với (C).

                                                                               Giải

(d) tiếp xúc với (C) khi hệ sau có nghiệm:

(2)$\Leftrightarrow 2{{x}^{2}}+4x+1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}\left( -2\pm \sqrt{2} \right)$

(1)$\Leftrightarrow m=\frac{2{{x}^{2}}+3x+2}{x+1}=\frac{(2{{x}^{2}}+4x+1)-(x+1)+2}{x+1}=-1+\frac{2}{x+1}$

+ Với $x=-1+\frac{\sqrt{2}}{2}\to m=2\sqrt{2}-1$

+ Với $x=-1-\frac{\sqrt{2}}{2}\to m=-2\sqrt{2}-1$

Vậy giá trị m cần tìm là: $m=2\sqrt{2}-1;m=-2\sqrt{2}-1$

Ví dụ 4: Cho đồ thị (C) của hàm số $y={{x}^{2}}-2x+m$. Tìm m để (C) cắt trục hoành tại hai điểm có hoành độ thỏa mãn: ${{x}_{2}}>{{x}_{1}}>-1$.

Giải

PTHĐGĐ của (C) với trục Ox: ${{x}^{2}}-2x+m=0$    (*). Để có hai giao điểm có hoành độ thỏa mãn: ${{x}_{2}}>{{x}_{1}}>-1$ thì ta phải có:

$\Delta '>0\Leftrightarrow 1-m>0\Leftrightarrow m<1$ ${{x}_{1}}>-1\Leftrightarrow 1-\sqrt{1-m}>-1\Leftrightarrow 2>\sqrt{1-m}\Leftrightarrow 4>1-m\Leftrightarrow m>-3$

Vậy giá trị m cần tìm là: 

Ví dụ 5: Tìm m để đồ thị (C) của hàm số $y=m{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-2x-8m$

  1. Tiếp xúc với trục hoành.

      b. Cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ thỏa x > 1.

Giải

a. Tìm m để (C) tiếp xúc với trục hoành:            

Đồ thị (C) tiếp xúc vơi trục hoành khi hệ sau có nghiệm:

+ Hệ (I) có nghiệm khi: $3m{{.2}^{2}}+2.2-2=0\Leftrightarrow m=-\frac{1}{6}$

+ Xét sự có nghiệm của hệ (II):

Từ (2) ta có: $m=\frac{2-2x}{3{{x}^{2}}}$ thay vào (1) được: $\frac{2-2x}{3{{x}^{2}}}.{{x}^{2}}+\left( 2.\frac{2-2x}{3{{x}^{2}}}+1 \right)x+4.\frac{2-2x}{3{{x}^{2}}}=0$

$\Leftrightarrow {{(x-2)}^{2}}(x+2)=0\Leftrightarrow x=2\Rightarrow m=-\frac{1}{6}\vee x=-2\Rightarrow m=\frac{1}{2}$

Vậy (C) tiếp xúc với trục hoành khi $m=-\frac{1}{6}\vee m=\frac{1}{2}$

    b. Tìm m để (C) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ thỏa x > 1

Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và trục hoành: $m{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-2x-8m=0$    (1)

(C) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt có hoành độ thỏa x > 1 khi (1) có ba nghiệm phân biệt x > 1, tức là (2) có hai nghiệm phân biệt $x\ne 2\ v\text{ }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{ }\ {{x}_{2}}>{{x}_{1}}>1$

+ Điều kiện (2) có hai nghiệm phân biệt $x\ne 2$ khi

+ Điều kiện (2) có hai nghiệm ${{x}_{2}}>{{x}_{1}}>1$:

(2) có nghiệm: $x=\frac{-(2m+1)\pm \sqrt{(6m+1)(1-2m)}}{2m}$

- Trường hợp: 

${{x}_{1}}=\frac{-(2m+1)-\sqrt{(6m+1)(1-2m)}}{2m}>1\Leftrightarrow -(2m+1)-\sqrt{(6m+1)(1-2m)}>2m$      (3)

(3) vô nghiệm vi: Vế trái có giá trị âm, vế phải có giá trị dương.

- Trường hợp: 

${{x}_{1}}=\frac{-(2m+1)+\sqrt{(6m+1)(1-2m)}}{2m}>1\Leftrightarrow -(2m+1)+\sqrt{(6m+1)(1-2m)}<2m$

$\Leftrightarrow \sqrt{(6m+1)(1-2m)}<4m+1\Leftrightarrow (6m+1)(1-2m)<{{(4m+1)}^{2}}\Leftrightarrow 28{{m}^{2}}+4m>0\Leftrightarrow m<-\frac{1}{7}\vee m>0$Vậy giá trị m cần tìm là: 

Bài tập tự luyện :

Câu 1: Cho hàm số \[y={{x}^{3}}-4x\]. Số giao điểm của đồ thị hàm số và trục Ox bằng

A. 0                          B. 2                             C. 3                                 D. 4

Câu 2: Số giao điểm của đường cong \[y={{x}^{3}}-2{{\text{x}}^{2}}+2\text{x}+1\] và đường thẳng \[y=1-x\] bằng

A. 0                          B. 2                             C. 3                                 D. 1

Câu 3: Gọi M, N là giao điểm của đường thẳng y = x + 1 và đường cong \[y=\frac{2x+4}{x-1}\]. Khi đó hoành độ trung điểm I của đoạn thẳng MN bằng

A.  \[-\frac{5}{2}\]                          B.  1                                C.  2                            D.  \[\frac{5}{2}\] 

Câu 4: Cho hàm số \[y={{x}^{3}}-3{{\text{x}}^{2}}+2\]. Đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = m tại 3 điểm phân biệt

A. -3 < m < 1                B. -3 m 1                    C. m > 1                        D. m < 3

Câu 5: Đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số \[y={{x}^{3}}-3{{\text{x}}^{2}}+2\] tại 3 điểm phân biệt khi

A. m > 4                        B. 0 m < 4                     C. 0 < m 4                   D. 0 < m < 4

Câu 6: Đường thẳng y = m  không cắt đồ thị hàm số \[y=-2{{\text{x}}^{4}}+4{{\text{x}}^{2}}+2\] khi

A. 0 < m < 4                  B. m > 4                            C. m < 0                         D. m = 0; m = 4

Câu 7: Cho hàm số \[y=\frac{2x+1}{x+1}\]  có đồ thị (C).  Tìm các giá trị của m để đường thẳng d: y = x + m - 1 cắt đồ thị hàm số (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho 

A.

B. 

C. 

D. 

Câu 8: Với giá trị nào của m được liệt kê bên dưới thì đồ thị hàm số \[y={{\text{x}}^{4}}\text{- 8}{{\text{x}}^{2}}+3\] cắt đường thẳng y = 4m tại 4 điểm phân biệt:

A.  \[-\frac{13}{4}

B.  \[-\frac{13}{4}\le m\le \frac{13}{4}\]

C.   \[m\le \frac{3}{4}\]

D.  \[m\ge -\frac{13}{4}\]

Câu 9: Cho hàm số \[y=\frac{2x+3}{x+2}\] có đồ thị (C) và đường thẳng d: y = x + m với giá trị nào của m thì d cắt (C) tại hai điểm phân biệt

A. m < 2                   B. m > 6           C. 2 < m < 6                   D. m < 2 hoặc m > 6

Câu 10: Đồ thị hàm số nào sau đây cắt trục tung tại điểm có tung độ âm?

A.  \[y=\frac{-2\text{x}+3}{x+1}\]                  B.  \[y=\frac{\text{3x}+4}{x-1}\]                      C.  \[y=\frac{\text{4x}+1}{x+2}\]                     D.  \[y=\frac{2x-3}{3x-1}\]

Câu 11: Hoành độ giao điểm của parabol \[(P):y=\frac{1}{4}{{x}^{2}}-2x\]và đường thẳng \[\,d:y=\frac{3}{4}x-6\]  là:

A. 2 và 6                     B. 1 và 7                         C. 3 và 8                         D. 4 và 5

Câu 12: Cho hàm số \[y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9\text{x}-1\] có đồ thị (C). Đường thẳng y = 3 cắt (C) tại mấy điểm?

A. 3                           B. 2                                 C. 1                                 D. 0

Câu 13: Cho hàm số \[y=(x-2)({{x}^{2}}+m\text{x}+{{m}^{2}}-3)\] có đồ thị (\[{{C}_{m}}\]). Với giá trị nào của m thì (\[{{C}_{m}}\]) cắt Ox tại 3 điểm phân biệt?

A. – 2 < m < 2                B. – 2 < m < – 1             C. – 1 < m < 2            D. -2 < m < 2  và m ≠ -1

Câu 14: Cho hàm số \[y={{x}^{4}}-5{{\text{x}}^{2}}+4\]. Với các giá trị nào của m thì đồ thị hàm số cắt đường thẳng d: y = m tại bốn điểm phân biệt

A.  \[m>-\frac{9}{4}\]                      B.  \[m<-\frac{9}{4}\]                     C.          D.  

Câu 15: Đồ thị hàm số \[y=\frac{{{x}^{2}}-4x+4}{x+1}\] có mấy điểm chung với trục Ox

A. 0                                B. 1                                 C. 2                                 D. 3

ĐÁP ÁN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết gợi ý: