Trong cuộc sống này, hàng ngày ta phải tiếp xúc với rất nhiều người, già trẻ, lớn bé, người tốt, người xấu kiểu gì cũng có. Với mỗi người ta lại có các cách ứng xử khác nhau, cách sống khác nhau. Có những người nhờ tiếp xúc với họ mà ta trưởng thành và lớn khôn hơn, có những người làm ta đi xuống. Tuy nhiên, mỗi người đều là một ẩn số khó giải đáp, chúng ta cần tìm hiểu và tiếp xúc mới có thể hiểu dõ được, giống như đọc sách nếu ta biết cách đọc thì sẽ tìm thấy nhiều điểm hay. Vì vậy, mà có ý kiến cho rằng: “ Một người là một pho sách, nếu ta biết đọc họ”.

Theo nghĩa thông thường, sách là nơi lưu giữ những tri thức của nhân loại, nơi kết tinh tâm hồn, trí tuệ của con người. Mỗi cuốn sách có thể mang tới cho con người những hiểu biết bổ ích, nâng cao nhận thức, bồi đắp tâm hồn, định hướng cách đối nhân, xử thế… “ một pho sách” bao gồm nhiều cuốn sách, đó là một kho tri thức phong phú được đúc kết trong những trang giấy. Qua cách ví von, so sánh độc đáo, câu ngạn ngữ gián tiếp khẳng định rằng mỗi người xung quanh chúng ta là cả một kho tri thức mà chúng ta có thể học hỏi, với điều kiện chúng ta phải biết quan sát, nhìn nhận, trao đổi, giao lưu, phải hiểu được ưu điểm, nhược điểm, tìm ra những điều đáng học hỏi ở họ. Tác giả câu ngạn ngữ cũng ngầm gửi lời khuyên là mỗi người cần chịu khó lắng nghe, tích cực học hỏi những người xung quanh mình để hoàn thiện bản thân, chứ đừng chỉ biết việc mình nói mà không quan tâm đến suy nghĩ và ý kiến của mọi người xung quanh. Có những lúc chính những ý kiến và lời khuyên đó giúp vấn đề của mình được giải quyết nhanh hơn và mình làm việc hiệu quả hơn.

 

Câu nói là một ý kiến rất chính xác. Mỗi con người sinh ra và lớn lên trải qua các quá trình rèn luyện khác nhau, nhưng mà mỗi người đều có vốn hiểu biết hữu hạn, càng trau rồi thì càng phát triển hơn, chứ không ai là sinh ra đã phát triển toàn diện được cả. Có những điều người khác biết, thành thạo, họ nắm lòng mọi thứ, nhưng bản thân mình không biết gì. Ai cũng có những ưu điểm mà ta cần học hỏi, không ở vấn đề này thì là vấn đề khác, mỗi người là một điều thú vị để ta tìm tòi và khai phá. Nhưng vô cùng đặc biệt là họ là những pho sách bằng người, cấu tạo từ xương và thịt. Kiến thức của họ như một miếng vá lấp hết khoảng trống rỗng trong vốn hiểu biết của chúng ta. Mỗi người ta học hỏi một ít sẽ tạo nên một kho tàng kiến thức khủng khiếp qua ngày tháng. Nhưng chúng ta phải biết học những cái có ích, những cái hay, cái đẹp, cái văn minh và tránh những cái xấu, cái không tốt làm ảnh hưởng đến bản thân mình hoặc những người xung quanh.

Chúng ta không phải cứ ngồi một chỗ là có thể tiếp thu được kiến thức, mà chúng ta phải tiếp xúc, phải lĩnh hội, phải chọn lọc, quan sát và tìm hiểu và phải biết lắng nghe để tiếp nhận được những điều bổ ích. Tri thức không giống như đeo một sợi dây chuyền, hay mặc một chiếc áo đẹp, được khoe lộ bên ngoài mà nó là thứ được giấu sâu trong tâm hồn mỗi con người. Nếu bạn không tinh ý, không biết quan sát, lắng nghe thì sẽ chẳng bao giờ tiếp thu được bất cứ thứ gì từ người khác.

Khi đi học, ai cũng chăm chỉ lắng nghe, nhưng có một vấn đề bạn không hiểu, nhưng mà bạn lớp trưởng lại hiểu rất dõ thì thay vì việc ngại ngùng, hãy mở lòng đi hỏi bài, chắc chắn bạn sẽ có thêm kiến thức phần đó một cách nhanh chóng. Thầy cô chính là một kho sách phong phú, thay vì việc bị động, hãy chủ động khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu đó. Thầy cô nói sẽ rất dễ hiểu thay vì việc cố gắng đọc nhiều sách. Khi bạn bước vào một căn bếp, người nắm giữ căn bếp đó chính là bà nội trợ, thay vì lướt từng trang mạng tìm công thức thì chính các mẹ là quyển sách vạn năng tiện lợi, hỏi gì biết đó, có các chỉ dẫn cụ thể, hơn nhiều so với các thứ ảo mất thời gian. Mỗi người nắm giữ các lĩnh vưc và các ngành khác nhau, các điều kiện khác nhau, không ai hiểu nấu ăn bằng đầu bếp, không ai giỏi chữa bệnh hơn bác sĩ, không ai biết về thuốc hơn dược sĩ, không ai giỏi về máy móc hơn mấy ông kĩ sư,…mỗi người ở một ngành nghề sẽ là một cuốn sách hay chúng ta cần khai thác.

Tuy nhiên, trong xã hội có rất nhiều người vẫn còn lười biếng, không chịu tích lũy cho bản thân, kiêu căng, tự phụ, cho mình là nhất, chẳng thèm giao lưu, quan hệ với bất kì ai, sống ích kỉ cho riêng mình phụ thuộc vào bố mẹ rất đáng bị lên án…vì học nữa, học mãi cũng chẳng bao giờ là đủ cả, học hỏi cả đời vẫn thua kém người khác, vốn dĩ là cứ dậm chân tại chỗ thì cả đời cũng không khá lên được.

Mỗi người chúng ta trong xã hội này cần có thái độ khiêm nhường, tự nhận thấy điểm hạn chế của bản thân để tự trau rồi và học hỏi từ những người khác lấp đi khoảng trống đó. Cần khéo léo trong cách ứng xử, và tinh ý trong cách tìm hiểu người khác để xây dựng mối quan hệ bền chặt và vững bền

Bài viết gợi ý: