I.            Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm :

1.       Nhắc lại định nghĩa :

-  Hàm số y=\[f(x)\]đồng biến trên K nếu với mọi cặp \[{{x}_{1}},{{x}_{2}}\]thuộc K mà \[{{x}_{1}}\]nhỏ hơn \[{{x}_{2}}\] thì \[f({{x}_{1}})\] nhỏ hơn \[f({{x}_{2}})\]tức là : \[{{x}_{1}}\]<\[{{x}_{2}}\]\[\Rightarrow \]\[f({{x}_{1}})\]<\[f({{x}_{2}})\]

- Hàm số y=\[f(x)\] nghịch biến trên K nếu với mọi cặp \[{{x}_{1}},{{x}_{2}}\] thuộc K mà \[{{x}_{1}}\] nhỏ hơn \[{{x}_{2}}\] thì \[f({{x}_{1}})\]lớn hơn \[f({{x}_{2}})\], tức là : \[{{x}_{1}}\]<\[{{x}_{2}}\]\[\Rightarrow \]\[f({{x}_{1}})\]>\[f({{x}_{2}})\]

-  Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là hàm số đơn điệu trên K .

Ø  Nhận xét :

·         Hàm số đồng biến : \[\frac{f({{x}_{2}})-f({{x}_{1}})}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}\] > 0 , \[\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in K\] \[({{x}_{1}}\ne {{x}_{2}})\];đồ thị của hàm số đi lên  từ trái sang phải ;

·         Hàm số nghịch biến : \[\frac{f({{x}_{2}})-f({{x}_{1}})}{{{x}_{2}}-{{x}_{1}}}\] < 0 ,\[\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in K\]  \[({{x}_{1}}\ne {{x}_{2}})\]; đồ thị của hàm số đi xuống từ trái sang phải .

2.      Dấu của đạo hàm :

Cho hàm số y= \[f(x)\] có đạo hàm trên K .

- Nếu \[f'(x)\] > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số \[f(x)\]đồng biến trên K .

- nếu \[f'(x)\] < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số \[f(x)\]nghịch biến trên K .

\[\Rightarrow f'(x)>0\]thì \[f(x)\]đồng biến và \[f'(x)<0\]thì \[f(x)\]nghịch biến

Chú ý :

- Nếu \[f'(x)\] = 0 , \[\forall x\in K\]thì f(x) không đổi trên K .

Ta có định lý mở rộng :

Giả sử hàm số y=\[f(x)\]có đạo hàm trên K . Nếu \[f'(x)\ge 0\]  (\[f'(x)\le 0\]) ,\[\forall x\in K\]và \[f'(x)\]= 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K. 

I.            Ví dụ minh họa :

1.      Quy tắc tính đơn điệu của hàm số :

- Tìm tập xác định .

- Tính đạo hàm \[f'(x)\], Tìm các điểm \[{{x}_{i}}\]( i= 1,2,…, n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định .

- Săp xếp các điểm \[{{x}_{i}}\] theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên .

- Nêu kết luận về các khoảng đồng biến , nghịch biến của hàm số. 

2.      Áp dụng :

·      Ví dụ 1 :  Xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số \[y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+3x\]

Giải

-TXD : D = R

-\[y'={{x}^{2}}+4x+3\]

-  \[y'=0\Rightarrow {{x}^{2}}-4x+3=0\]

- Bảng biến thiên :


- Kết luận :

    Hàm số đồng biến trên khoảng (-;1) và (3;+).

    Hàm số nghịch biến trên khoảng (1;3).

·      Ví dụ 2 :Tìm các khoảng đồng biên scuar hàm số \[y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-5\]

Giải

- TXD : D=R

- \[y'=4{{x}^{3}}-4x\]

   \[y'=0\Leftrightarrow 4{{x}^{3}}-4x=0\]

- Bảng biến thiên :


- Kết luận

  HÀm số đồng biến trên khoảng (-1;0) và (1; +).

 Hàm số nghịch biến trên khoảng ( -;-1) và ( 0;1).

·      Ví dụ 3 : Tìm m để hàm số \[y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-3mx+10\]đồng biến trên R.

Giải

- TXD : D=R

- Để hàm số ĐB \[\Rightarrow y'\ge 0,\forall x\in D\]

   \[\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}+6x-3m\ge 0,\forall x\in D\]


- Vậy hàm số ĐB trên R \[\Leftrightarrow m\le -1\]

·      Ví dụ 4 : Tìm m để hàm số \[y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-(m-3)x+\frac{11}{5}\]  giảm trên R.

Giải

- TXD : D=R

- Để hàm số giảm ( NB) \[\Leftrightarrow y'\le 0\]

  \[\Leftrightarrow -{{x}^{2}}+2x-m+3\le 0\]


- Vậy để hàm số NB trên R \[\Leftrightarrow m\ge 4\].

III.      Bài tập :

   1.      Tìm các khoảng đồng biến của hàm số \[y=\frac{2{{x}^{2}}+x+1}{x+1}\] :

A.(-;-1) và (0;+)

B.(-;-2)và (0;+)

C.(-2;-1) và (-1;0)

D.(-;0) và (-1;0).

  2.      Đồ thị \[y={{x}^{4}}+8{{x}^{3}}-10\]\[\] giảm trên các khoảng nào ?


A.(-;-6)

B. (-6;0)

C. ( -5;2)

D.(-10;+)

  3.     Các khoảng đơn điệu của hàm số \[y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+4\] là :

A.    Hàm số ĐB trên (-1;1) ; NB trên ( -;-1) và (1;+)

B.     Hàm số ĐB trên (-3;0) và (1;+) ; NC trên ( -; -3) và ( 0;1)

C.     Hàm số ĐB trên ( -2;0) ; NB trên ( -;-2) và ( 0;+)

D.    Hàm số ĐB trên ( -;-2) và (0;+) ; NB trên ( -2;0) 

  4.      Cho bảng biến thiên sau :

      

A.    Hàm số ĐB trên R/(2;0)

B.     Hàm số đồng biến trên khoảng (-;0)

C.     Hàm số nghịch biến trên khoảng (-1;0)

D.    Hàm số đồng biến trên khoảng (-;-1)

  5.      Trong các hàm số sau hàm số nào giảm trên (-;+)

A.\[y={{x}^{4}}-4{{x}^{^{2}}}-5\]

B.\[y=4{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+x-3\]

C.\[y={{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4\]

D.\[y=-{{x}^{3}}-x+5\]

  6.      Tìm m để hàm số \[y=m{{x}^{3}}-2m{{x}^{2}}+12x-8\]tăng trên R

A.    0 < m < 9

B.     m < 0 và m >9

C.     m < 5 và m > 

D.    5 < m < 6

  7.      Cho bảng biến thiên sau : 

     

Tìm m và a để độ dài của đoạn thẳng đồ thị tăng là \[2\sqrt{2}\]

A.    m=1;a=2

B.     m=4;a=1

C.     m=0;a=2

D.    m=2;a=4

8.      Tìm m để hàm số \[y=-{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+mx+4\]nghịch biến trên (1;+)

A.m < 9

B.m > 9

C.m 9

D.m 9

9.      Tìm m để hàm số \[y=\frac{\sin x+m}{\sin x-1}\]nghịch biến trên \[\left( \frac{\pi }{2};\pi  \right)\]

A.m > 1

B.m < 1

C.m 1

D.m 1

10.      Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho hàm số \[y=\frac{x-1}{x-m}\]đồng biến trên khoảng (-;0)

A.m > 1

B.0 m <1

C.-1 < m 0

D.m ≥ 0

       Đáp án

         

Bài viết gợi ý: