Quy đổi hỗn hợp T thành:
HCOOH: 0,16 mol (Tính từ nAg = 0,32)
CnH2n+2-2kO2: a mol
CmH2m+2O2: b mol
H2O: -c mol
nT = a + b – c + 0,16 = 0,26
nCO2 = na + mb + 0,16 = 0,94
nH2O = a(n + 1 – k) + b(m + 1) + 0,16 – c = 0,68
mT = a(14n – 2k + 34) + b(14m + 34) + 0,16.46 – 18c = 24,16
Giải hệ trên được:
a + b = 0,3 (1)
na + mb = 0,78 (2)
ka = 0,36 (3)
c = 0,2 (4)
Theo (1) và (3) thì k ≥ 2. Khi k = 2 thì a = 0,18 và b = 0,12
(2) —> 3n + 2m = 13
Vì n ≥ 3 và m ≥ 2 nên n = 3 và m = 2 là nghiệm duy nhất. Vậy axit là CH2=CH-COOH và ancol là C2H4(OH)2
(4) —> n este = 0,1
—> nC2H4(OH)2 trong T = b – 0,1 = 0,02
—> %C2H4(OH)2 = 5,13%
Nếu bài hỏi % số mol ancol thì e giải theo hướng:
Có n ancol + n axit còn lại khác hcooh = 0,1
Gọi k là số π của axit trên
Có n co2 – n h2o = 0,1× (2+k-1) (este) + n ancol ×(0-1) + n axit trên ×(k-1) = 0,94-0,68
Sau đấy e biện luận giá trị k để tính n ancol nhưng ko ra kết quả là 0,02
Cho e hỏi làm thế này sai ở đâu ạ? Anh có thể giải tiếp hộ e theo hướng này ko ạ?
tại sao quy đổi như vậy mà số mol bằng tổng các thành phần nhỏ ạ
a ơi , cho em hỏi ngu một cái , nếu axit đó 3 chức thì vô lý ở chổ nào ạ, ở chổ ancol,este cho là 2 chức đúng không ạ? cảm ơn a
Tại sao nAncol sau lại bằng b-0,1 ạ
Thay vì giải thích như v tthì giải thích là từ ct suy k >=2 vì tạo bởi ancol 2 chức đc chứ anh
Em k hiểu chỗ từ 1,3 suy k>=2 anh