A. Lý thuyết
I. Vận chuyển thụ động
- Là phương thực vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Theo nguyên lý khuếch tán gọi là sự thẩm thấu: các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp hơn
- Có 2 cách khuếch tán qua màng sinh chất:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép
- Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
- 3 loại môi trường:
- Môi trường ưu trương: nồng độ chất bên trong thấp hơn nồng độ bên ngoài tế bào
- Môi trường nhược trương: nồng độ chất bên trong cao hơn nồng độ bên ngoài tế bào
- Môi trường đẳng trường: nồng độ chất bên trong bằng nồng độ bên ngoài tế bào
II. Vận chuyển chủ động
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn và cần tiêu tốn năng lượng.
- Vận chuyển thông qua các kênh protein chuyên biệt hoặc các bơm đặc chủng
III. Nhập bào và xuất bào
- Là phương thức vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng cách làm biến dạng màng sinh chất.
- Nhập bào gồm 2 loại: thực bào và ẩm bào
- Quá trình nhập bào:
- Màng tế bào lỗm và bao lấy đối tượng
- Nuốt đối tượng vào trong tế bào
- Đối tượng liên kết và phân hủy bởi lizoxom
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Thế nào là vận chuyển thủ động?
Bài làm:
Câu 1:
- Là phương thực vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng.
- Theo nguyên lý khuếch tán gọi là sự thẩm thấu: các chất từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp hơn
- Có 2 cách khuếch tán qua màng sinh chất:
- Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép
- Khuếch tán qua kênh protein xuyên màng
Câu 2: Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.
Bài làm:
Câu 2:
Vận chuyển thụ động |
Vận chuyển chủ động |
- Là phương thức vận chuyển các chất qua màn từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Phải có sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng. - Vận chuyển có chọn lọc cần có kênh prôtêin đặc hiệu. - Kích thước chất vận chuvển phải nhỏ hơn đường kính lỗ màng. |
- Là phương thức vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Phải sử dụng năng lượng (ATP). - Phải có prôtêin vận chuyển đặc hiệu. |
Câu 3: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau?
Bài làm:
Câu 3: Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.
Câu 4: Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào?
Bài làm:
Câu 4: Khi tế bào tiến hành quá trình ẩm bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.