Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thí nghiệm với Catalaza
a. Chuẩn bị
Mẫu vật:
5 củ khoai tây sống
5 củ khoat tây đã luộc chín
Dụng cụ và hoá chất:
Dao, ống nhỏ giọt (Cho 4 nhóm)
Nước đá, dung dịch H2O2
b. Nội dung cách tiến hành
Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành các lát mỏng, dày 5 mm
Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm 30 phút
Lấy 1 lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín, 1 lát lấy từ tủ lạnh ra.
Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H2O2
Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây và giải thích hiện tượng.
c. Kết quả và giải thích kết quả
Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng ⇒ có nhiều enzim catalaza.
Lát khoai tây chín: không có bọt ⇒ không còn enzim catalaza do đã bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao.
Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng ⇒ hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp.
1.2. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN
a. Chuẩn bị
Mẫu vật
Dứa tươi 1 quả xay nhỏ
Gan gà tưoi hoặc gan lợn: 200g xay nhỏ
Dụng cụ và hoá chất:
Ống nghiệm, pipet,que khuấy (Cho 4 nhóm)
Cồn 70- 90o chất tẩy rửa
b. Nội dung và cách tiến hành
Bước 1: Nghiền mẫu vật
Bước 2: Tách AND ra khỏi tế bào và nhân tế bào.
Bước 3: Kết tủa AND trong dịch tế bào bằng cồn.
Bước 4: Tách AND ra khỏi lớp cồn
Quan sát hiện tượng: thấy được phân tử AND dạng sợi trắng đục và kết tủa lơ lửng → vớt ra quan sát.
c. Giải thích hiện tượng
Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan nhằm mục đích gì?
⇒ Phá vỡ màng vì màng có bản chất là lipit.
Dùng enzim trong qủa dứa nhằm mục đích gì?
⇒ Để thủy phân protein và giải phóng AND ra khỏi protein