A. Lý thuyết

I. Quá trình tổng hợp

  • Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần của tế bào từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.
    • Sự tổng hợp protein:  n axit amin --> protein
    • Sự tổng hợp polisaccarit:  (Glucose)n + ADP - Glucose --> (Glucose)n+1 + ADP
    • Sự tổng hợp lipit: từ glixerol và axit béo

II. Quá trình phân giải

1. Phân giải protein và ứng dụng

  • Diễn ra khi môi trường thiếu C và thừa N
  • Vi sinh vật tiết proteaza để phân giải protein thành các axit amin, và tiếp tục phân giải thành năng lượng cho hoạt động sống
  • Ứng dụng: làm nước mắm, nước chấm, ...

2. Phân giải polisaccarit và ứng dụng

Phân giải các polisaccarit thành các monosaccarit, sau đó thực hiện các con đường hô hấp tiếp theo:

  • Lên men latic
  • Lên men etilic
  • Phân giải xenlulozo

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải 

  • Tổng hợp và phân giải là hai quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.
  • Con người đã sử dunnngj mặt lợi và hạn chế mặt có hại của 2 quá trình nhằm phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trangg 94 - sgk Sinh học 10

Vi khuẩn lam tổng hợp protein của mình từ nguồn cacbon và nito ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Bài làm:

  • Vi khuẩn lam tổng hợp protein cho mình bằng sử dụng nguồn cacbon do qúa trình quang tự dưỡng, sử dụng diệp lục a là chính.
  • Nguồn nito là nitrogenaza cố định nito phân tử diễn ra chủ trong tế bào dị hình.

Câu 2: Trang 94 - sgk Sinh học 10

Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:

Đặc điểm 

Lên men Lactic

Lên men rượu

Loại vi sinh vật

 

 

Sản phẩm

 

 

Nhận biết

 

 

Bài làm:

Sự sai khác của hai quá trình lên men:

Đặc điểm 

Lên men Lactic

Lên men rượu

Loại vi sinh vật

Vi khuẩn lactic đồng hình và dị hình

Nấm men rượu, ngoài ra có thể có một số nấm mốc và vi khuẩn

Sản phẩm

 Lên men đồng hình: axit lactic                                        Lên men dị hình : axit lactic CO2 eetilic và axit hữu cơ

Nấm men: rượu êtilic, CO2.                                              Vi khuẩn , nấm mốc : rượu, CO2, các chất hữu cơ khác

Nhận biết

có mùi chua

có mùi rượu

Câu 3: Trang 94 - sgk Sinh học 10

Tại sao khi để quả vải chín 3-4 ngày có mùi chua?

Bài làm:

  • Để quả vải chín 3-4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường. Ở vỏ quả nấm men xâm nhập vào trong quả và xảy ra quá trình lên men, chúng chuyển hóa đường  thành rượu và từ rượu thành axit ( có mùi chua).