A. Lý thuyết

I. Cấu tạo

  • Gồm 2 phần cơ bản:
    • Lõi: axit nucleic 
      • Hệ gen của virut có thể là ADN (đơn hoặc kép) hoặc ARN (đơn hoặc kép)
    • Vỏ: là protein (gọi là capsit) 
      • Vỏ capsit có cấu tạo từ các đơn vị capsome
  • Ngoài ra, một số virut có thêm vỏ ngoài bao bọc bên ngoài capsit

II. Hình thái

  • Virut còn gọi là hạt
  • Có 3 loại cấu trúc:
    • Cấu trúc xoắn
    • Cấu trúc khối
    • Cấu trúc hỗn hợp 

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 118 - sgk Sinh học 10

Hãy giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit và vỏ ngoài.

Bài làm:

  • Capsit chính là vỏ prôtêin bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic.
  • Capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin.
  • Nuclêôcapsit: Gồm phức hợp axit nuclêic và vỏ capsit.
  • Vỏ ngoài: vỏ bao bọc bên ngoài vỏ capsit.

Câu 2: Trang 118 - sgk Sinh học 10

Nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut.

Bài làm:

Virut gồm 3 tính chất cơ bản sau:

  • Virut có cấu tạo đơn giản gồm axit nuclêic bao quanh bởi vỏ prôtêin, chỉ chứa một loại axit nucleic ADN hoặc ARN.
  • Có kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được chúng dưới kính hiển vi điện tử.
  • Kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 3: Trang 118 - sgk Sinh học 10

Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Bài làm:

  • Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).
  • Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.