A. Lý thuyết
I. Sinh sản hữu tính là gì?
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và sự hợp nhất của giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo thành hợp tự lưỡng bội
Hợp tử phát triển thành cá thể mới
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
- Hình thành tinh trùng và trứng
- Thụ tinh
- Phát triển phôi, hình thành cơ thể mới
Hình thành giao tử:
- Nguồn gốc: buồng trứng và tinh hoàn
- Quá trình sinh sản hữu tính:
TB sinh tinh ---->Tinh trùng
TB sinh trứng---->Trứng
Cơ thể mới <------- Hợp tử (2n)
Một số loài động vật lưỡng tính (giun đất) có hiện tượng thụ tinh chéo.
III. Các hình thức thụ tinh
Hình thức T.tinh Chỉ tiêu so Sánh |
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Khái niệm |
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. |
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái. |
Môi trường |
Nước |
Cạn |
Ưu điểm: |
Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc. Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong. |
Hiệu suất thụ tinh cao Hợp tử được bảo vệ tốt ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. |
Nhược điểm |
Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp. Hợp tử không được bảo vệ nên tỷ lệ phát triển và đẻ con thấp. |
Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. |
IV. Đẻ trứng và đẻ con
Hình thức sinh sản |
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Ưu điểm |
Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống Trứng thường có vỏ bọc bên ngoài chống lại các tác nhân bất lợi. |
Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. Tỉ lệ chết của phôi thai thấp
|
Nhược điểm |
Môi trường bất lợi làm phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường. |
Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ
|
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Trả lời
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực với giao tử cái. Con cái sinh ra giống nhau và giống bố mẹ. Sinh sản vô tính có 2 hình thức là sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không qua phân bào nguyên nhiễm.
Sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất các giao tử đực (n) và cái (n) thành hợp tử (2n) khởi đầu cá thế mới.
- Sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai.
- Trong sinh sản hữu tính ở giảm phân I có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Đó là cơ sở quan trọng để tạo ra sự đa dạng di truyền.
Câu 2: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
Trả lời
Ví dụ về vài loài sinh vật thụ tinh ngoài: cá chép, ếch đồng, ...
Thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước là vì: tinh trùng cần có môi trường nước để bơi đến gặp trứng và thụ tinh cho trứng.
Câu 3: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong.
Trả lời
Các động vật đó thụ tinh trong: trứng gặp tinh trùng ở trong cơ quan sinh dục của con cái.
Các động vật có thụ tinh trong chủ yếu là các động vật sống trên cạn như voi, hươu nai, bò, lợn, gấu...
Câu 4: Trang 178 sgk Sinh học 11
So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật.
Trả lời
Giống nhau:
- Tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội (n) đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội.
- Trải qua 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi thai.
Khác nhau:
- Ở quá trình tạo giao tử
- Ở quá trình thụ tinh
- Ở sự phát triển của hợp tử