A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

1.1. Ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?

  • Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa : lặp lại từ "nghe" ba lần
  • Khổ cuối : lặp lại từ "vì"

1.2. Lặp đi lặp lại những từ ngữ như thế có tác dung gì?

  • Từ “nghe”: có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư tình cảm của người lính trẻ trên đường hành quân xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những  suy tư, hồi ức về bà.
  • Từ “vì”: Nhấn mạnh đến động lực đã thôi thúc người lính trẻ chiến đấu.

2. Các dạng điệp ngữ

So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đonạ thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng
a.

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều
[...]
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
(Phạm Tiến Duật)
b. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Đoàn Thị Điểm)
Trả lời:

  • a: Điệp ngữ nối tiếp
  • b: điệp ngữ chuyển tiếp điệp ngữ vòng

3. Ghi nhớ

  • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng nhiều biện pháp lặp từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp gọi là điệp ngữ.
  • Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng).

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó phải được

→ Tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc đòi tự do, độc lập

- Điệp ngữ trông

→ Nhấn mạnh những mối lo, sự quan sát của những người lao động mong muốn vụ mùa bội thu

Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Điệp “xa nhau”, “ một giấc mơ”

→ Dạng điệp nối tiếp

Bài 3 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Việc lặp lại một số từ trong đoạn văn dưới không mang lại giá trị nghệ thuật lại khiến câu trở nên rườm rà, lủng củng.

Sửa: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Trên mảnh vườn ấy , em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn. Nhân ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa ở vườn rau nhà tặng mẹ em, chị em…

Bài 4 (Trang 153 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Let-xinh từng nói rằng: “ Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi tìm chân lí” gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về thành công và thất bại. Như vậy giá trị của con người nằm ở những nỗ lực, cố gắng người đó tìm kiếm trong quá trình hướng tới cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Chỉ khi con người biết vượt qua những khó khăn khi đó những phẩm chất tốt đẹp mới được bộc lộ. Đó có thể là sự chăm chỉ, cũng có thể là lười nhác. Đó có thể là can đảm, cũng có thể là hèn nhát, có thể là năng động, sáng tạo cũng có thể là thụ động…Vì vậy, khẳng định giá trị của bản thân chính là việc bền bỉ tìm ra chân lý bằng nỗ lực, cố gắng.