A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Thế nào là quan hệ từ?

1.1. Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

(Khánh Hoài)

b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

c. Bởi tôi ăn uống điều độ  làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

(Lí Lan)

Trả lời:

a. của
b. như
c. Bởi ...và ... nên
d. nhưng
1.2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?
Trả lời:
a. Dùng để liên kết ngữ với ngữ : Đồ chơi của chúng tôi ==> quan hệ sở hữu.
b. Dùng để liên kết từ với từ : đẹp như hoa ==> quan hệ so sánh.
c. Dùng để nối hai vế trong câu ghép ==> quan hệ nguyên nhân kết quả
d. Dùng để nối hai câu đơn ==> quan hệ đối lập

2. Sử dụng quan hệ từ

2.1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ?
a.  Khuôn mặt của cô gái
b. Lòng tin của nhân dân
c.  Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua
d.  Nó đến trường bằng xe đạp
e. Giỏi về toán
g. Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h. Làm việc ở nhà
i. Quyển sách đặt ở trên bàn
Trả lời: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (a), (c), (e), (i). Còn lại đều buộc phải có quan hệ từ
2.2. Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy.

  • Nếu ...
  •  Vì ...
  • Tuy ...
  • Hễ ...
  • Sở dĩ ...

Các quan hệ từ cùng cặp với nhau:

  • Nếu ... thì ...
  • Vì ... nên ...
  • Tuy ... nhưng ...
  • Hễ ... thì ...
  • Sở dĩ ... vì ...

Đặt câu:

  • Nếu trời mưa tôi sẽ không đi chơi nữa.
  • Vì chưa học bài nên Lan bị điểm kém
  • Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cố gắng học tập tốt
  • Hễ có phim hoạt hình thì cậu gọi tớ nhé
  • Sở dĩ có kết quả học tập tốt vì anh ấy đã cố gắng rất nhiều

3. Ghi nhớ

  • Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
  • Sử dụng quan hệ từ: Khi nói hoặc viết có trường hợp không nhất thiết phải dùng quan hệ từ để hiểu đúng câu văn.
  • Có những quan hệ từ được dùng thành cặp (nếu…thì, vì…nên, sở dĩ…vì, tuy…nhưng)

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các quan hệ từ trong bài Cổng trường mở ra: vào, của, với, như, trên, như, mà, và, nhưng, của, trong, cho

Bài 2 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Lâu lắm rồi nó cởi mở với tôi như vậy. Thực ra tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng, tôi ăn cơm cùng nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn hần nó với vẻ.

Bài 3 (trang 98 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Các câu đúng:

- Nó rất thân ái với bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con

- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam

- Tôi tặng anh Nam quyển sách này

Câu sai

- Nó rất thân ái bạn bè

- Bố mẹ rất lo lắng cho con

- Tôi tặng quyển sách này anh Nam

Bài 4 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

He-ming-way là tác giả nước ngoài mà tôi thích nhất. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Ông già và biển cả, Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) để lại trong lòng độc giả nhiều hình tượng văn học rất đời. Tác phẩm Ông già và biển cả với sức khơi gợi sâu xa về khát vọng, hoài bão của con người trong cuộc đời rộng lớn đã mang lại nhiều thành công cho tác giả. Trong tác phẩm của mình, Hemingway để con người đối lập với biển khơi rộng lớn khôn cùng nhưng điều đó giúp ông mang con người đặt ngang thiên nhiên trong thế chủ động của con người và cuộc đời đầy phức tạp, biến đổi khôn lường.

Bài 5 (trang 99 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Ở trong tiếng Việt, bộ phận câu đứng sau quan hệ từ nhưng là bộ phận được nhấn mạnh.

a, Nhấn mạnh sự khỏe

b, Nhấn mạnh tính chất gầy