A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Bà Huyện Thanh Quan (? - ?), tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Bình ngày nay), do đó có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
  • Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ: Qua Đèo Ngang , Thăng Long thành hoài cổ, chiều hôm nhớ nhà, tức cảnh chiều thu… trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng. 

2. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa nhà xa quê để vào Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX.
  • Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
  • Bố cục: 2 phần.
    • Phần 1: 6 câu thơ đầu: cảnh đèo Ngang khi chiều về.
    • Phần 2: còn lại: nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan
  • Qua đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (trang 104 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Qua Đèo Ngang thuộc thể loại

Thất ngôn bát cú

     + Tám câu, mỗi câu 7 chữ

     + Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

     + Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

Câu 2 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh tượng Đèo Ngang được nêu trong bài: thời điểm chiều tà

→ Thời điểm chiều tà gợi lên những nỗi buồn, nhất là người phụ nữ xa nhà

Câu 3 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Cảnh vật gồm có: cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà, có tiếng chim cuốc và chim đa đa, có vài chú tiều phu

- Cảnh Đèo Ngang rậm rạp, um tùm, hoang vắng: cỏ cây chen đá

- Con người xuất hiện thưa thớt, ít ỏi: lác đác chợ mấy nhà, tiều vài chú

- Tiếng kêu quốc quốc, gia gia khắc khoải càng gợi lên cảm giác buồn giữa không gian hoang vắng

Câu 4 (Trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Cảnh tượng ở Đèo Ngang: um tùm cỏ cây, hoang vắng, thưa thớt con người

- Tiếng chim quốc quốc kêu trong bi thiết càng làm tăng thêm nỗi buồn, sự hoang vắng

→ Cảnh vật hoang sơ, thưa thớt càng làm nỗi nhớ quê hương dâng lên và làm nỗi buồn, nỗi cô đơn, âm thầm của mình khi đối diện với thiên nhiên

Câu 5 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi Đèo Ngang là tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhớ nước

- Tác giả mượn cảnh vật để giãi bày tâm trạng

- Mượn tiếng chim để gợi nhớ quá khứ nước nhà

- Câu thơ cuối biểu cảm trực nỗi buồn, nỗi cô đơn thầm kín, hướng nội của tác giả

Tâm trạng của tác giả: buồn, cô đơn, hoài cổ

Câu 6 (trang 105 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Một mảnh tình riêng với ta giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khác với những không gian khác

- Tác giả đối diện với không gian hoang vắng, hiu quạnh → cảm thấy cô đơn và nỗi buồn nhân lên gấp bội