A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

  • Hạ Tri Chương (659 - 744), người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Ông đỗ tiến sĩ năn 695, học tập và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm. Ông là bạn vong niên với Lí Bạch. Hạ Tri Chương tính tình phóng khoáng, thích uống rượu, làm thơ, tác phaamt còn để lại 20 bài, trong đó có bài Hồi hương ngẫu thư nổi tiếng.

2. Tác phẩm

  • Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ

      Phiên âm
             Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
               Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
               Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
               Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
    Dịch nghĩa
                Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
                 Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng
                 Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
                 Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về

→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ

- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình

Câu 2 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:

     + Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi

     + Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi

→ Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa

- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn

- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người không thay đổi.

→ Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.

Câu 3 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phương thức biểu đạt

Tự sự

Miêu tả

Biểu cảm

Biểu cảm qua miêu tả

Biểu cảm qua tự sự

Câu 1

X

 

X

X

 

Câu 2

 

X

   

X

Câu 4 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối

     + Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.

     + Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên chính quê hương của mình)

→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật trữ tình ngậm ngùi, chua xót

Luyện tập

Hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San

- Giống nhau: Hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát, gần sát với bản dịch nghĩa

- Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không xuất hiện “tiếu vấn” – Hình ảnh trẻ con cười (hỏi)

     + Bản dịch của Trần Trọng San phần cuối không được mềm, có phần hơi bị thiếu ý và hụt hẫng so với bản gốc.