A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Trần Quang Khải (1241 - 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng văn võ song toàn, từng có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1281 - 1285 ; 1287 - 1288), được phong Thượng tướng.
  • Trần Quang Khải con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, ông có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng giỏi mà còn là một nhà thơ tài nắng với tấm lòng thương nước, thương dân sâu sắc.
  •  Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, ông đã tức cảnh làm bài thơ này.

Tụng giá hoàn kinh sư 

Đoạt sóc Chương Dương độ, 
Cầm Hồ Hàm Tử quan. 
Thái bình tu nỗ lực, 
Vạn cổ thử gian san.

Dịch thơ

Chương Dương cướp giáo giặc, 
Hàm Tử bắt quân thù. 
Thái bình nên gắng sức, 
Non nước ấy nghìn thu.

  • Bài thơ Phò giá về kinh được làm lúc ông đi đón Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng.
  • Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

- Cả bài gồm có 4 câu

- Mỗi câu có 5 từ

- Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau

Câu 2 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hai câu thơ đầu: Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chống Mông- Nguyên xâm lược

     + Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long còn nóng hổi tính thời sự mà tác giả đã góp phần công sức

     + Hai chiến thắng có sự góp sức của tác giả: chiến thắng Chương Dương và chiến thắng Hàm Tử.

     + Động từ mạnh “đoạt”, “cầm” để diễn tả sức mạnh hào hùng của dân ta trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

- Hai câu thơ sau: Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

     + Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình

     + Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước

     + Không chỉ là khát vọng của một người mà là quyết tâm của toàn dân tộc.

Bài thơ chính tới cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Niềm tin, khát vọng dân tộc thái bình, thịnh trị. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc.

Câu 3 (trang 68 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Điểm giống nhau:

     + Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

     + Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

     + Giọng điệu đanh thép, hào hùng

- Khác nhau:

     + Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

     + Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

Luyện tập

Cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ có tác dụng:

- Bài thơ thể hiện hào khí Đông A của quân dân thời Trần