A. Lý thuyết

I. Hiện tượng dị bội thể

  • Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
  • Một số dạng dị bội thường gặp:
    • Thể thể không (2n - 2)
    • Thể một (2n - 1)
    • Thể một kép (2n -1 - 1)
    • Thể ba (2n + 1)
    • Thể bốn (2n + 2)
    • Thể bốn kép (2n + 2 + 2)

II. Sự phát sinh thể dị bội

  • Do rối loạn phân bào làm 1 hoặc 1 số cặp NST tương đồng không phân li trong giảm phân tạo giao tự đột biến.
  • Giao tử đột biến được thụ tinh tạo cơ thể đột biến.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 68 - sgk Sinh học 9

Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?

Bài làm:

Câu 1: 

  • Một số dạng dị bội thường gặp:
    • Thể thể không (2n - 2)
    • Thể một (2n - 1)
    • Thể một kép (2n -1 - 1)
    • Thể ba (2n + 1)
    • Thể bốn (2n + 2)
    • Thể bốn kép (2n + 2 + 2)

Câu 2: Trang 68 - sgk Sinh học 9

Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thề dị bội có sô lượng nhiễm sắc thể của bộ NST là (2n + 1) và (2n - 1)?

Bài làm:

Câu 2: Cơ chế NST dẫn đến sự hình thành thể 3 nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1) là: do sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó ở một phía bố hoặc mẹ tạo một giao tử có cả 2 NST của một cặp, và một giao tử không mang NST nào của cặp đó, hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường (n) trong thụ tinh tạo thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.

Câu 3: Trang 68 - sgk Sinh học 9

Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?

Bài làm:

Câu 3: 

  • Làm mất cân bằng hệ gen, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tùy loài.