A. Lý thuyết

I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu

  • Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu gồm:
    • Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa, ...) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt
    • Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước, ...)
    • Tài nguyên vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều, ...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường

II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

  • Tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau

1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

  • Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa
  • Các biện pháp sử dụng hợp lí:
    • Cải tạo, bón phân hợp lí
    • Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn, ...

2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước

  • Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
  • Các biện pháp sử dụng hợp lí:
    • Khơi thông dòng chảy
    • Không xả rác, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ... xuống nguồn nước
    • Tiết kiệm nước 

3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng

  • Khai thác có mức độ kết hợp với giữa bảo vệ và trồng rừng
  • Thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 177 - sgk Sinh học 9

Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

Bài làm:

  • Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa, ...) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ cạn kiệt
  • Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước, ...)

Câu 2: Trang 177 - sgk Sinh học 9

Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?

Bài làm:

  • Tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận
  • Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau

Câu 3: Trang 177 - sgk Sinh học 9

Nguồn năng lượng như thế nào là nguồn năng lượng sạch?

Bài làm:

  • Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng khi sử dụng không tạo ra các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường
  • Ví dụ: năng lượng nước, năng lượng gió, mặt trời, ...

Câu 4: Trang 177 - sgk Sinh học 9

Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thể nào tới các tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước?

Bài làm:

Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

  • Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất.
    • Cây rừng hấp thụ các chất khoáng và nước trong đất
    • Xác sinh vật rừng sau khi được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng cho đất.
  • Rừng làm giảm tốc độ dòng chảy của nước, mưa

=> có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất nhất là xói mòn trên sườn dốc, đồng thời cũng chống được bồi lấp lòng sông, lòng hồ, các công trình thủy lợi, thủy điện.