Bài 33 ( Trang 119 – SGK)

Trên hình 89 hai đường tròn tiếp xúc nhau tại A. Chứng minh rằng OC//O'D.

Giải:

(O) và (O’) tiêó xúc nhau tại A (gt) O, A, O’ thẳng hàng.

∆OCA có OC = OA (= R) nên tam giác cân tại O

\[\Rightarrow \widehat{OAC}=\widehat{OC\text{A}}\]

Tương tự có \[\widehat{{O}'A\text{D}}=\widehat{{O}'DA}\] mà \[\widehat{OAC}=\widehat{{O}'\text{AD}}\]  (đối đỉnh)

Suy ra \[\widehat{OC\text{A}}=\widehat{{O}'DA}\]  mà góc \[\widehat{OC\text{A}}\]  và \[\widehat{{O}'D\text{A}}\] so le trong, do đó OC // O’D (đpcm)

Bài 34 ( Trang 119 – SGK)

Cho hai đường tròn (O; 20cm) và (O'; 15cm) cắt nhau tại A và B. Tính đoạn nối tâm OO', biết rằng AB = 24cm. (Xét hai trường hợp: O và O' nằm khác phía đối với AB; O và O' nằm cùng phía đối với AB).

Giải:

Vẽ dây cung AB cắt OO' tại H.

Ta có \[AB\bot O{O}'\] và HA = HB = 12cm.

Ta có:

\[O{{H}^{2}}=O{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}={{20}^{2}}-{{12}^{2}}=256\Rightarrow OH=16cm.\]

* Nếu O và O' nằm khác phía đối với AB (h.a)

thì OO' = 16 + 9 = 25 (cm).

*Nếu O và O' nằm cùng phía đối với AB (h.b)

thì  OO' = 16 – 9 = 7 (cm).