A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, sinh trưởng trong một dòng họ nổi tiếng về khoa hoạn và trước thuật là họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai (Hà Đông), nay thuộc Thanh Trì (Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng.
  • Sau đó nhà Lê sụp đổ, Ngô Thì Nhậm là người có đầu óc và tiên tiến cho nên khi triều đại sụp đổ ông không trung thành một cách mù quáng mà đi theo nghĩa quân Tây Sơn, được Nguyễn Huệ tin dùng và giao cho soạn thảo công văn giấy tờ quan trọng.
  • Sau khi vua Quang Trung lên ngôi Ngô Thì Nhậm đã theo Quan Trung cùng ông góp phần vào xây dựng đất nước.
  • Ngô Thì Nhậm là người học giỏi, kiến thức sâu rộng, văn võ toàn tài, có mưu lược chính trị, có tài bang giao, đã phò giúp Nguyễn Huệ trong việc đánh tan 20 vạn quân Thanh và xây dựng triều Nguyễn Quang Trung, ông được xem như một nhân vật chính trị xuất chúng, một tác giả văn học và triết học tôn giáo lỗi lạc dưới triều Tây Sơn, để lại một số lượng lớn các tác phẩm gồm nhiều thể loại phong phú.

2. Tác phẩm 

  • Hoàn cảnh sáng tác: bài chiếu được viết nhằm để ban bố đến toàn dân thiên hạ về sự thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn và mong muốn của nhà. vua cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Ngô Thì Nhậm đã thay vua Quang Trung viết bài cáo này để ban bố khắp thiên hạ.
  • Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Phần mở đầu ( từ đầu… ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

- Phần nội dung (tiếp… vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Phần kết (còn lại) Lời bố cáo

Nội dung chính: Chiếu cầu hiền là một văn kiện chủ quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước

- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước

- Cho phép tiến cử người hiền

- Cho phép người hiền tiến cử

Câu 2 (Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà , nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

    + Mở đầu, lời nói khích lệ vai trò, sứ mệnh của người hiền, khiến cho những người còn băn khoăn hoặc né tránh chưa muốn phục vụ cho quốc gia phải ngẫm nghĩ

    + Tiếp đến là luận điểm thể hiện thái độ cầu thị, trọng người tài của Quang Trung

- Bài có tính mẫu mực, thể hiện tính chặt chẽ và tính chất logic của luận điểm trong sự thuyết phục khéo léo, bày tỏ thái độ khiêm tốn

- Các từ ngữ diễn tả không gian xã hội, nơi người hiền tài phụng sự: triều chính, triều đường, dải đất văn hiến, trăm họ…

- Tác giả thuyết phục bằng cách dẫn lời Khổng Tử, lấy ý từ kinh dịch, mang tính ẩn dụ

Câu 3 (trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Quang Trung là người biết trọng hiền tài, có tầm nhìn chiến lược, sâu rộng, biết trọng kẻ sĩ và hướng họ vào phụng sự cho đất nước:

    + Quang Trung hết lòng lo cho dân cho nước

    + Ông ý thức được việc lấy dân làm trọng, nên mọi tầng lớp dân chúng đều có thể dâng thư bày tỏ việc

    + Ông có hệ tư tưởng tiến bộ, dân chủ: phát hiện ra nhân tài bằng nhiều hình thức, không phân biệt tầng lớp, chân thành khi bày tỏ tấm lòng.