A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

1. Tìm hiểu một số loại văn bản báo chí

a) Bản tin: gồm thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp thông tin cho người đọc. Bản tin thường theo một khuôn mẫu là: nguồn tin - thời gia - địa điểm - sự kiện - diễn biến - kết quả. 

b) Phóng sự:  cung cấp tin tức hưng mở rộng phần tường thuật chi tiết, mô phỏng bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, hấp dẫn sinh động hơn. 

c) Tiểu phẩm: giọng văn thân mật, dân dã, mỉa mai nhưng hàm chứa những kiến thức, những quan điểm, chính kiến về cuộc sống. 

2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí

Ngoài những thể loại báo chí ta tìm hiểu ở trên phần một,  còn nhiều thể loại báo chí khác như: phỏng vấn, thời sự, bình luận, trao đổi ý kiến, thư bạn đọc, hòm thư góp ý,...

  • Nếu phân loại báo chí theo phương tiện ta có: báo nói, báo viết, báo điện tử,..
  • Nếu phân loại báo chí theo định kỳ xuất bản thì sẽ có báo: báo hàng ngày (nhật báo), báo hằng tuần (tuần báo), báo hàng tháng ( nguyệt san)
  • Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội có: báo Lao động, báo kinh tế, báo an ninh, báo đời sống và pháp luật, báo văn hóa, báo văn nghệ, ..
  • Nếu phaan loại theo đối tượng độc giả có: báo Nhi đồng, báo Phụ nữ, báo thanh niên, báo thiếu niên tiền phong, ...

Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về việc sử dụng ngôn ngữ. Ví dụ ngôn ngữ bản tin, ngôn ngữ phóng sự, ngôn ngữ tiểu phẩm,... và mỗi thể loại báo chí đều có những quy ước khác nhau. 

Chức năng của ngôn ngữ báo chí: Tuy có nhiều thể loại và dạng như vậy nhưng ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời, nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 

Phạm vi của ngôn ngữ báo chí: Do phạm vi thông tin rộng rãi trên nhiều mặt của hoạt động xã hội. Ngôn ngữ báo chí vì thế không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào cả. Có thể nói, nó bao gồm hầu hết các phạm vi sử dụng ngôn ngữ của xã hội. 

Cách sử dụng ngôn ngữ báo chí:

  • ngữ âm - chữ viết: người nói phải phát âm rõ ràng, nói chuẩn, tôn trọng người nghe, người viết phải viết đúng quy cách
  • ngữ pháp: câu văn rõ ràng, chính xác, thường dùng một số khuôn mẫu ngữ pháp nhất định. 
  • từ ngữ: dùng vốn từ toàn dân, ngôn ngữ đa dạng phù hợp với thể loại bài viết, có thể dùng ngôn ngữ chuyên nghành.
  • biện pháp tu từ: sử dụng  phù hợp với từng thể loại
  • bố cục: trình bày rõ ràng, dễ tiếp thu.

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và của dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,...

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Đọc một tờ báo và xác định thể loại văn bản trên tờ báo đó

    + Bản tin: thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác ngắn gọn

    + Theo trình tự, khuôn mẫu: nguồn tin, thời gian, địa điểm, sự kiện, diễn biến, kết quả

    + Phóng sự: Cung cấp nguồn tin, tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn sinh động

Ví dụ: Chuyên mục thời sự trên các kênh truyền hình quốc gia đăng tải phóng sự người dân vùng miền núi Sơn La, Hà Giang:

- Thời gian, địa điểm của phóng sự

- Phỏng vấn nhân vật

(Thông tin được trình bày dưới dạng nguồn tin ngắn gọn, chính xác, đầy đủ)

Bài 2 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Bản tin:

    + Ngắn gọn

    + Cần chính xác, khách quan

- Phóng sự

    + Thông tin sự việc, miêu tả sinh động, cụ thể

    + Gợi cảm, gây hứng thú

Bài 3 (trang 131 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Để viết được một tin ngắn phản ánh tình hình học tập:

    + Thời gian: thời điểm nhất định (thi đua chào mừng ngày nhà giáoViệt Nam, tổng kết học kì…)

b, Địa điểm: lớp học

c, Sự kiện: gây chú ý bằng sự kiện nổi bật

d, Đưa ra ý kiến ngắn gọn về sự kiện

Tin ngắn có những yêu cầu chính xác, khách quan trừ kiểu bài bình luận thời sự