A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 

1. Khái niệm 

Tìm hiểu câu nói "giờ muộn thê này mà họ chưa ra nhỉ"

  • Câu nói đó được nói ở đâu lúc nào? chị Tý người bán nước nói với những người bạn nghèo là chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm
  • Câu nói được nói lúc  nào? ở đâu?  nói vào buổi tối, tại phố huyện trong lúc chờ khách
  • Họ trong câu nói chỉ ai? chỉ mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính , người thầy Thừa
  • Chưa ra theo hướng từ đâu đến đâu?  lúc chập tối thấy họ chưa ra theo hướng từ huyện ra phố, chị Tý đã cho là muộn điều này cho thấy sự khát khao mong đợi khách của chị Tý 

Ghi nhớ: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói

2. Các nhân tố của ngữ cảnh

Ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, thực hiện được đề cập đến, văn cảnh 

3. vai trò của ngữ cảnh

  •  Đối với người nói người viết: ngữ cảnh là cơ sở để dùng từ, đặt câu và kết hợp từ ngữ 
  •  Đối với người nghe, người đọc: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản, lời nói

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có viết:

Tiếng hạc phập phồng ... nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp

- Câu văn xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đã đến phong thanh mười tháng này, lệnh quan chẳng thấy đâu

- Người nông dân thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù, căm ghét chúng

Câu 2 (trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Hai câu thơ gắn với ngữ cảnh giao tiếp cụ thể:

    + Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, người phụ nữ trơ trọi

    + Tình huống là nội dung thể hiện đề tài của câu thơ

    + Ngoài tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình

Câu 3 (trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương

- Bà Tú là người vợ tảo tần, chịu thương, chịu khó làm ăn nuôi chồng nuôi con

- Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ

- Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh cho nội dung các câu thơ trong bài

    + Tác giả sử dụng các thành ngữ khắc họa số phận con người “một duyên hai nợ” (thân phận, sự vất vả của bà Tú khi nuôi con)

Câu 4 (trang 101 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Ngữ cảnh: vào năm Đinh Dậu (1897) chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã bắt sĩ tử Hà Nội xuống thi chung trường thi Nam Định

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

- Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu- me đã cùng vợ đến dự:

Váy lọng rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra

Câu 5 (Trang 106 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Bài tập nêu bối cảnh giao tiếp hẹp: lúc đi đường không quen biết nhau thường người ta không đường đột hỏi về vấn đề riêng tư mà chỉ hỏi những câu chuyện khách quan

- Câu hỏi trong tình huống trên thực chất nên hiểu người đi đường muốn hỏi về giờ, không phải hỏi về đồng hồ