A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Hoài Thanh: (1909-1982) tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.
  • Quê quán: xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
  • Cuộc đời và sự nghiệp:
    • Viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX. Tháng 8 năm 1945, tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
    • Sau cách mạng tháng 8, tham gia ngành văn hóa-nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật,...
    • Là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
    • Các công trình có giá trị như: Văn chương và hành động, Thi nhân Việt Nam, Nói chuyện thơ kháng chiến,...

 2.Tác phẩm

  • "Một thời đại trong thơ ca" là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới. Đoạn trích trong sgk là phần cuối của bài tiểu luận nói trên. Tác phẩm đã nêu rõ những nội dung cốt yếu của tinh thần thơ mới đó là "cái tôi" cá nhân, và chữ "ta" rộng lớn.
  • Tác phẩm được viết năm 1941 và xuất bản thành sách năm 1943, qua tác phẩm đã là, rõ lên những điểm nổi bật của phong trào thơ mới, những cá nhân có đóng góp tích cực cho phong trào này.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2

Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?

Bài làm:

  • Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra và Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở
  • Các nhận diện:
    • Lấy bài hay so với bài hay để thấy được đặc điểm, tư tưởng của thời đại
    • Nhìn vào đại thể: nghiên cứu trên diện rộng, số lượng nhiều để thấy được sự khái quát

Câu 2: Trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2

Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?

Bài làm:

  • Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là "chữ tôi" với một quan niệm trước đó chưa từng có: quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực).
  • Đồng thời cũng cho ta thấy được sự vận động của "chữ tôi" và cũng nói lên bi kịch trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ.

Câu 3: Trang 104 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích vì sao tác giả nói :"chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ... "tội nghiệp".

Bài làm:

  • Tác giả nói "cái tôi" vừa đáng thương và tội nghiệp bởi vì:
    • Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được.
    • Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương.
    • Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn.

Câu 4: trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách nào?

Bài làm:

  • Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch của đời mình bằng cách
    • Gửi tình yêu vào tiếng Việt
    • Tìm vào dĩ vãng, vin vào những thứ bất diệt
  • Đó là cách mà những con người ấy thể hiện tình yêu nước một cách thầm kín trước một thời đại xã hội rối ren, hiện thực thì tăm tối, phũ phàng, vùi dập cuộc sống và khát vọng của con người.

Câu 5: trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ...)

Bài làm:

Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì:

  • Cách đặt vấn đề rất ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo khiến người đọc nhận định rõ ràng ngay từ đầu về nội dung của bài tiểu luận
  • Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên: đi từ yêu cầu của thời đại và thực tế đời sống, đem cái tôi - cái ta trong thơ mới và thơ cũ ra để so sánh khiến người đọc nhìn nhận rõ ràng
  • Ngôn ngữ được sử dụng trong bài tiểu luận rất dễ hiểu, quen thuộc, giàu sức gợi và chất thơ
  • Luận điểm khoa học, chính xác, mới mẻ; kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ, logic.

Bài tập 1: trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?

Bài làm:

Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và chữ ta trong thơ mới và thơ cũ rất khác nhau

Cái tôi

Cái ta

- Tư tưởng cá nhân

- Xuất hiện sớm nhưng không được coi trọng

- Nay đã giành được vị trí xứng đáng

- Tư tưởng quốc gia, gia đình, cộng đồng

- Xuất hiện từ xưa, giữ vai trò quan trọng, cốt lõi

- Nay chưa mất hẳn, chỉ tạm lắng xuống

Bài tập 2: Trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới đã được biểu lộ như thế nào?

Bài làm:

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị, sự nỗi lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa. Các nhà thơ mới yêu tiếng Việt; qua thơ mình, họ muốn làm cho tiếng Việt giàu đẹp hơn. Lòng yêu nước của họ còn thể hiện ở sự trân trọng tinh thần giống nòi, tâm trạng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc. Đặc biệt, họ tìm về quá khứ với những giá trị bất diệt và vin vào đó như một cách trốn tránh thực tại khốn cùng, tăm tối của xã hội đương thời.

Bài tập 3: trang 104 sgk Ngữ Văn 11 tập hai

Qua bài tiểu luận, anh (Chị) hiểu thêm gì về tâm hồn của các nhà thơ lãng mạn và thanh niên đương thời?

Bài làm:

Qua bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca  của Hoài Thanh, chúng ta có thêm hiểu biết về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời. Họ là những con người nhanh nhạy khi tiếp thu cái mới và tạo ra một "cái tôi" hoàn toàn khác với "cái ta" trong thơ xưa. "Cái tôi" mang theo quan niệm của cá nhân con người, đề cao con người với những khát vọng rất đỗi đời thường, nhân văn.  Đó là khao khát được cách tân, được tìm tòi và sáng tạo của những nhà thơ chân chính cũng như thế hệ thanh niên đương thời. Không chỉ vậy, họ còn là những con người yêu nước, dù không được bộc lộ một cách trực tiếp mà chỉ là gián tiếp qua các họ nâng niu, trân trọng tiếng Việt; qua cách họ tìm về với những giá trị cốt lõi, trường tồn trong văn hóa bản sắc, truyền thống của người Việt. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta hiểu được rằng, dù thời đại của "cái ta" đã lắng xuống,  thời đại của "cái tôi" đang lên ngôi, song dù thế nào, những nhà thơ, những người thanh niên ấy vẫn giữ trọn trong trái tim mình một dải đất chữ S hàng nghìn năm văn hiến.