A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
Các phương tiện diễn đạt
- Về từ vựng
Từ vựng trong ngôn ngữ báo chí hết sức phong phú, và có thể nói, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ vựng rất đặc trưng.
Ví dụ: bảng tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện,…phóng sự dùng nhiều từ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật,…
- Về ngữ pháp
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác. Có thể viết câu ngắn như trong tin vắn, có thể viết câu dài với kết cấu phức tạp như trong phóng sự. Cũng có những câu gần gũi như ngôn ngữ hằng ngày như trong tiểu phẩm.
- Về các biện pháp tu từ
Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí, ta thấy không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ,…Những biện pháp tu từ này nhằm diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.
Ngoài ra, ở báo nói ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phát âm rõ ràng, khúc chiết: ở báo nói thì chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp với màu sắc, hình ảnh,… tạo nên điểm nhấn trong thông tin.
Các phương tiện diễn đạt nói trên thể hiện đặc điểm ngôn ngữ báo chí rõ nét và góp phần tạo nên một phong cách độc lập – phong cách ngôn ngữ báo chí.
Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
- Tính thông tin thời sự: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hàng ngày trên mọi lĩnh vực, hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là những thông tin về địa điểm, thời gian, sự kiện,…
- Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,…ở đó có khi chỉ dùng vài câu mà người đọc có thể nắm bắt được thông tin cần thiết. Phóng sự có thể viết dài hơn, nhưng (trừ trường hợp đặc biệt) cũng không dài quá bat rang báo. Đôi với những bài dài thì thường kèm theo một tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản.
- Tính sinh động, hấp dẫn: Không phải thể loại nào cũng viết sinh động hấp dẫn, nhưng muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. Điều đó thể hiện ở cách dùng từ và cách đặt câu, nhưng trước hết là những tiêu đề của báo.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Bản tin ngắn nêu việc An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc, có những đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí:
- Thông tin được cập nhật chính xác, rõ ràng, có thời gian ( 3/2), địa điểm (An Giang,…), cơ quan cấp, nơi nhận
- Ngôn ngữ ngắn gọn, giàu thông tin
- Đoạn tin gợi được sự hấp dẫn nhất định lời giới thiệu cung cấp thông tin khá ngắn gọn
Câu 2 (trang 145 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Để viết được phóng sự báo chí cần:
- Chủ động xác định được vấn đề gây được chú ý của dư luận trong xã hội: các vấn đề về vệ sinh thực phẩm, tệ nạn xã hội…
- Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để miêu tả, ghi chép người thực, việc thực, có thời gian, địa điểm
- Thông tin cung cấp cần trung thực, xác thực, ngắn gọn