Đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", em suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong cuộc đời xưa, nay?

*DÀN Ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về Truyện cổ tích:  gửi gắm những ước mơ khát vọng

- Giới thiệu truyện Tấm Cám

- Đưa ra vấn đề

2. Thân bài

a) Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm “Tấm Cám”.

* Trước khi Tấm thành hoàng hậu

+ Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con

+ Mẹ con Cám luôn bắt nạt Tấm: tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật  chất lẫn tinh thần của Tấm.

+ Cuộc đấu tranh thiện ác: Tấm thụ động, chưa biết đấu tranh

* Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếphóa thân của Tấm.

+ Nhận xét:

- Mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, => cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.

- Tấm là đại diện cho cái thiện.

=> Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại.

* Hành trình trỗi dậy của Tấm:
+ Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt.

+ Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc: phân tích ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm

=> khó khăn, gian khổ

* kết quả:

+ thiện thắng ác

+ kẻ xấu bị trừng phạt, người tốt hưởng hạnh phúc

b) Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:

+ Trong xã hội xưa:

- Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.

- Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người.

- Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.

- Ví dụ thêm qua các truyện cổ tích khác: Thạch Sanh, Sọ Dừa,…

+ Trong xã hội ngày nay:

- Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại

+ Cái ác: những việc làm xấu xa, tổn hại đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của người khác, thói tiêu cực: lười biếng, gian lận, dối trá, lừa lọc,…

+ Cái thiện: những người hiền lành, lương thiện, sống chan hoà vì cộng đồng, những phẩm chất tốt đẹp,…

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xãhội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.

- Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

- Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

c) Liên hệ bản thân rút ra bài học:

- Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

- Ý thức của mỗi người trong việc chống lại cái xấu, tiêu cực

+ tư tưởng: luôn đứng về lẽ phải

+ hành động: bảo vệ cái tốt, bài trừ những cái xấu

+ tuyên truyền những bài học đạo đức về thiện và ác.

3. Kết bài

- Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

- Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2: Bày tỏ quan niệm của mình về vấn đề mà tác giá Thần Nhân Trung nêu trong Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại thứ ba - 1442: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống thấp".

-    Giới thiệu về tác giả Thân Nhân Trung và bài kí.

-   Nhấn mạnh: Thân Nhân Trung là người có nhiều quan điểm tiến bộ, sâu sắc thể hiện sự chăm lo cho sự nghiệp hưng thịnh của nước nhà. Một trong những tư tướng ấy là tư tưởng tôn trọng, đề cao vai trò của hiền tài:

"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."

-    Bày tỏ quan điểm của mình:

+ Khẳng định ý kiến của Thân Nhân Trung là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.

+ Giải thích ý nghĩa câu nói của Thân Nhân Trung:

Người hiền tài là những người học rộng, tài cao, thông minh, sáng suốt. Đối với mỗi quốc gia, có thể coi đó là cái hạt nhân khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển.

Người hiền tài có quan hộ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia. Ở Trung Hoa ngày trước, vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc rồi thời Tam Quốc, các nước mạnh yếu khác nhau đều là nhờ vào việc trọng dụng nhân tài. Ở nước ta cả ngày trước và giờ đây cũng vậy, thời nào người hiền tài được trọng dụng, triều đại nào, chế độ nào được nhiều người hiền tài giúp sức thì phát triển ngày càng mạnh. Ngược lại, nếu đất nước thiếu đi những bậc hiền tài thì tất sẽ suy vong.

Người hiền tài quan trọng đối với đất nước như vậy nên nhà nước đã từng hết sức quý trọng hiền tài, làm mọi việc cho đến mức cao nhất để khuyến khích, phát triển nhân tài: đề cao danh tiếng, cho chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc v.v. Những việc đã làm thậm chí còn chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sứ sách. Những việc làm trên đây của nhà nước chính là minh chứng hùng hồn nhất khảng định vai trò của người hiền tài đối với mỗi quốc gia.

+ Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:

Thời nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia". Vì thế, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám khống phải là hiếm như ngày nay.

Trong thời kì mở cửa, người hiền tài không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước nói chung mà vai trò của họ còn được thê hiện ngay ở những cấp độ nhỏ hơn. Cơ quan, đưn vị nào biết trọng dụng người tài, có nhiều người có năng lực tham gia vào công tác quản lý hoặc là những người lao động trực tiếp thì đều có thể thúc đẩy công việc của minh một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước ta hiện nay cũng vẫn coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi đê người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

Đề 3:

-     Khẳng định phương châm "Học đi đôi với hành" là điều quan trọng trong phương pháp học tập.

-    Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?

+ "Học" ớ đây hiểu là lí thuyết, là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy gọi là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay học trong cuộc sống. Quá trình này nhằm đến một cái đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình, giúp mình phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước.

+ "Hành" xưa nay vẫn được hiểu là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hành là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. Hành có nhiều cấp độ. Nó tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến đâu. Những người nông dân ra đồng làm ruộng chắc chắn sẽ khác rất nhiều những người kĩ sư vận hành máy móc trong công xướng và lại càng khác hơn nữa khi ta so sánh với công việc của một nhà văn...

-    Học phải đi liền với thực hành. Nó là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.

+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Nhưng nếu như ta chỉ biết học lí thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết. Chúng ta không chỉ học vẹt những lí thuyết đã được học mà còn phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống. Chúng ta phải biến những lí thuyết đã học thành những tri thức phục vụ cho cuộc sống. Muốn thế ta phải học giỏi, phải nắm vững được những kiến thức cần thiết.

+ Đôi lúc, những lí thuyết chúng ta đã được học khi đưa vào thực hành, gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, và thực hành nhuần nhuyễn những điểu đã học. Có như vậy, thì những kiến thức chúng ta được học sẽ trở nên sâu hơn, giúp chúng ta nắm vững nguồn tri thức. Nếu chỉ học mà không thực hành thì tất cả cũng chỉ là lí thuyết. Chính vì vậy, học phải đi liền với thực hành, có như vậy ta mới có thể đem hết những gì đã học cống hiến phục vụ cho đất nước.