A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
- Trình bày lại ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích định trước.
- Thông qua việc tóm tắt, người đọc có thể nắm chắc các thao tác đọc văn bản, có dịp rèn luyện tư duy và các diễn đạt.
2. Yêu cầu
- Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý xuyên tạc hoặc thêm bớt.
- Diễn đạt ngắn gọn xúc tích, loại bỏ những nội dung không phù hợp với mục đích tóm tắt văn bản.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
- Vấn đề được đưa ra bàn bạc đó là "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến."
- Mục đích viết văn bản này của Phan Châu Trinh đó là nhằm thể hiện dũng khí của một người yêu nước và đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Phần thể hiện rõ nhất mục đích đó là phần mở đầu và phần kết bài.
- Luận điểm tác giả trình bày:
- Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội.
- Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự suy đồi của giai cấp phong kiến thống trị từ vua đến quan, từ quan đến sĩ tử.
- Muốn Việt Nam tự do, độc lập, trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể, cần truyền bá tư tưởng tiến bộ.
- Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm đó là: sự đối lập giữa Việt Nam và châu Âu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài tập 1: Trang 118 sgk ngữ văn 11 tập 2
Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu, xác định chủ đề nghị luận của văn bản:
a) Có lẽ trên thế giới hiếm có một đất nước nào vừa thật đa dạng mà cũng vừa thật thống nhất như In-đô-nê-xi-a. Sự đa dạng và thống nhất ấy được thể hiện trên nhiều yếu tố: từ địa hình, khí hậu tới thành phần dân tộc, từ đời sống con người tới lịch sử văn hóa.
(Theo Ngô Văn Danh, Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a)
b) Bên cạnh một Xuân Diệu - một nhà thơ, một Xuân Diệu - văn xuôi, còn có một Xuân Diệu - nghiên cứu, phê bình văn học. Cả về mẳ này, thành tựu ông đạt được cũng không kém phần bề thế, thậm chí phong phú và có chất hơn sự nghiệp của nhiều cây bút nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp.
(Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm viết một bài văn, NXB Giáo Dục, 2006)
Bài làm:
- Trong đoạn văn (a) của tác giả Ngô Văn Doanh trích "Tâm lí hướng tới sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a". Ta có thể thấy rằng: chủ đề nghị luận của văn bản này chính là trong đất nước In-đô-nê-xi-a có đa dạng rất nhiều dân tộc nhưng họ hòa hợp, thống nhất với nhau.
- Trong đoạn văn (b) của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh trong "Kinh nghiệm viết một bài văn". Mục đích của văn bản nghị luận này là: Nói về Xuân Diệu là một tác giả chuyên nghiệp, đa tài. Ông có thể sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một con người rất nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết.
Bài tập 2: Trang 119 sgk ngữ văn 11 tập 2
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: (Theo dõi đoạn trích trong sgk trang 119)
Yêu cầu:
a) Xác định vấn đề và mục đích nghị luận
b) Tìm các luận điểm trong văn bản trên
c) Tóm tắt văn bản bằng ba câu
Bài làm:
Trong bài nghị luận "Xin đừng lãng phí nước" của tác giả Thanh Ba đăng trên báo Nhân dân Chủ nhật ta có thể thấy:
a) Vấn đề và mục đích nghị luận trong bài đó là:
- Vấn đề lãng phí nước tài sản quý giá của đời sống.
- Kêu gọi bảo vệ nước, tiết kiệm nước.
b) Các luận điểm trong bài gồm có:
- Nhận thức sai lầm của con người về nước (nước là thứ trời sinh có thể dùng vô tư, xả láng, không cần giữ gìn gì hết).
- Nguồn nước ngọt trên trái đất là có hạn, không phải nước nào cũng đủ nước ngọt để dùng.
- Hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nguồn nước.
c) Tóm tắt văn bản bằng ba câu: Từ trước đến nay, cong người luôn coi nguồn nước là tài sản trời sinh và sử dụng chúng một cách phung phí. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn nước cũng là tài nguyên có hạn và không còn dồi dào. Bởi vậy, chúng ta nên tiết kiệm nguồn nước và kêu gọi mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.