A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Sê-khốp (1860-1904), nhà văn kiệt xuất Nga.
  • Sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ tại thị trấn Ta-gan-rốc.
  • Sự nghiệp:
    • Năm 1884, tốt nghiệp đại học ông vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn và tham gia nhiều công tác xã hội. 
    • Năm 1900, ông được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
    • Đóng góp: hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo và anh gầy, con kì nhông, phòng số 6,...
  • Sê-khốp được xem là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.

2. Tác phẩm

  • Người trong bao (1898) là một truyện ngắn nổi tiếng của Sê-khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh tại biển đen. Tác phẩm phản ánh một xã hội Nga ngột ngạt trong bầu không khí chuyên chế nặng nề, sản sinh ra những con người với những lối sống kì quái.
  • Tóm tắt tác phẩm: Bê- li- cốp là giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp cổ. Hắn ta nổi tiếng khắp thành phố. Lúc nào hắn cũng đi giày cao su, cầm ô và mặc áo bành tô ấm cốt bông. Mọi thứ vật dụng như ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao,... đều để trong bao; cả bộ mặt hắn cũng dấu kín sau chiếc cổ áo bành tô cổ bẻ. Hắn ta sống một cuộc sống thu mình, thận trọng đơn độc tuy đã từng có ý định lấy vợ nhưng không thành. Vì chuyện hắn mất mặt trước mọi người: bị chế nhạo, nghe những lời thô bạo, …kết quả là hắn trở về nhà nằm lì trên chiếc giường và một tháng sau thì chết. Câu chuyện không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân trong thành phố ra sao?

Bài làm:

  • Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như sau:
    • "Hắn nổi tiếng là lúc nào cũng vậy , ..., hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông."
    • Tất cả mọi vật dụng đều để trong bao: chiếc ô, đồng hồ quả quýt, bộ mặt cũng đều giấu sau áo bành tô.
    • Một con người có lối sống kì dị, luôn tạo cho mình một thứ bao ngăn cách với thế giới bên ngoài.
  • Tính cách của Bê-li-cốp: 
    • Sống thu mình, đơn độc, nhút nhát, nghi kị luôn giữ mình an toàn trong chiếc bao của chính mình.
    • Luôn hoài nghi và cảm thấy không an toàn với những thứ xung quanh. 
    • Là một con người cứng nhắc vì chỉ cảm thấy chỉ thị, thông tư và những điều cấm đoán này nọ là những điều rõ ràng.
    • Có một lối sống bảo thủ khi: chị em nhà Va-ren-ca đi xe đạp thì cảm thấy là chuyện kinh khủng. 
  • Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng rất nhiều đến các giáo viên cũng như người dân trong thị trấn:
    • Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn, thậm chí cả hiệu trưởng. 
    • Trong thành phố, mọi người không dám tổ chức diễn kịch, giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài. Trong vòng mười mấy năm dưới sự ảnh hưởng của hắn dân trong thành phố đâm ra sợ tất cả: nói to, làm thơ, đọc sách,...

Câu 2: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi y đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?

Bài làm:

  • Lý do Bê-li-cốp chết:
    • Bê-li-cốp bị Kô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị Va-ren-ca nhìn thấy , không những thế Va-ren-ca còn "cười phá lên", "cười âm vang, lảnh lót". Điều kinh khủng nhất đối với hắn là sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca.
    • Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài - "Cái bao" bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt - kì dị cả đời Bê-li-cốp khuôn mặt hắn lại như thanh thản và hơi mỉm cười.
    • Đây là một cái chết hơi có phần bất ngờ, tuy nhiên đối với một người luôn sống kì quặc như hắn thì điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu.
  • Thái độc của mọi người khi Bê-li-cốp còn sống và đã chết:
    • Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
    • Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng.
  • Ý nghĩa: Chính tình cảm và thái độ ấy của mọi người đối với Bê-li-cốp cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hắn và những người như hắn trong xã hội Nga lúc bấy giờ. Để đến cuối cùng tác giả phải thốt lên "không thể sống mãi như thế được". 

Câu 3: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn "Người trong bao".

Bài làm:

  • Ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật của hình tượng cái bao
    • Nghĩa đen: cái bao vật dùng dể đựng, bọc gói đồ vật, hàng hóa,...hình túi hoặc hình hộp.
    • Nghĩa bóng: Chỉ lối sống của Bê-li-cốp thu mình đơn độc, chỉ cảm thấy an toàn khi giấu mình đi.
    • Nghĩa tượng trưng: Lối sống kì dị, lối sống ích kỷ, cá nhân của một bộ phận không nhỏ tri thức Nga thời kì bấy giờ.
    • Nghĩa khái quát: Chỉ xã hội phong kiến Nga lúc bấy giờ bó chặt con người với những đạo luật, chỉ thị cấm kị nhiều mặt. 
  • Nhìn chung, chủ đề tư tưởng của truyện ngắn "người trong bao" là phê phán lối sống ích kỉ, cá nhân phản ánh hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Kêu gọi con người hướng tới lối sống tốt đẹp hơn "Không thể sống mãi như thế được".

Câu 4: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? 

Bài làm:

Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Người trong bao: 

  • Cách kể chuyện: Với giọng kể bình thản, trầm tĩnh mà vẫn toát lên vẻ phẫn nộ. 
  • Cách chọn ngôi kể: Tác giả kể chuyện ở ngôi thứ 3, kể lại câu chuyện của Bơ-rơ-kin tạo ra một câu chuyện khách quan, thú vị.
  • Xây dựng nhân vật: Tuy nhân vật có một lối sống lì quặc khó hiểu, nhưng hình ảnh nhân vật vẫn hết sức chân thật.
  • Biểu tượng: "cái bao" là biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, một hình ảnh giàu tính tạo hình.

Câu 5: Trang 70 sgk ngữ văn 11 tập 2

Thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao. 

Bài làm:

  • Ý nghĩa của truyện ngắn Người trong bao:
    • Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của một bộ phận tri thức Nga trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
    • Lên án xã hội phong kiến Nga,áp đặt bởi những chỉ thị, thông thư những điều luật cấm đoán con người tạo nên một xã hội, gò bó tù túng.
  • Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao:
    • Lối sống ích kỷ, khép minh của một bộ phận thanh niên hiện tại
    • Con người bạc nhược, sợ hãi, bảo thủ, ngại thay đổi, ngại tiếp nhận cái mới