Bài 1 (trang 7 SGK Hình học 11):

Chứng minh rằng: \[{M}'=T\vec{v}(M)\Leftrightarrow M={{T}_{-\vec{v}}}({M}')\]

Lời giải:

\[{M}'={{T}_{{\vec{v}}}}(M)\Leftrightarrow \overrightarrow{M{M}'}=\vec{v}\Leftrightarrow \overrightarrow{{M}'M}=-\vec{v}\Leftrightarrow M={{T}_{-\vec{v}}}({M}')\]

Bài 2 (trang 7 SGK Hình học 11): Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Dựng ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vectơ AG . Dựng điểm D sao cho phép tịnh tiến theo vectơ AG biến D thành A.

Lời giải:

Dựng hình bình hành ABB'G và ACC'G. Khi đó ta có

\[\overrightarrow{AG}=\overrightarrow{B{B}'}=\overrightarrow{C{C}'}\].  Suy ra  \[{{T}_{\overrightarrow{AG}}}(A)=G,{{T}_{\overrightarrow{AG}}}(B)={B}',{{T}_{\overrightarrow{AG}}}(C)={C}'\]

Vậy ảnh của tam giác ABC qua phép tịnh tiến theo vecto \[\overrightarrow{AG}\] là tam giác GB'C'.

 

Trên tia GA lấy điểm D sao cho A là trung điểm của GD. Khi đó ta có\[\overrightarrow{DA}=\overrightarrow{AG}\]. Do đó \[{{T}_{\overrightarrow{AG}}}(D)=A\]

Bài 3 (trang 7 SGK Hình học 11): Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v→ = (-1; 2), A(3; 5), B(-1; 1) và đường thẳng d có phương trình x – 2y + 3 = 0.

a. Tìm tọa độ của các điểm A', B' theo thứ tự là ảnh của A, B qua phép tịnh tiến theo vecto v.

b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo vectơ v→.

c. Tìm phương trình của đường thẳng d' là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo v.

Lời giải:

a. Gọi tọa độ của A’ là (x’, y’). Theo công thức tọa độ của phép tịnh tiến, ta có:

vecto v = (-1; 2), A(3; 5); A’ = Tv.(A) => x’ = - 1 + 3 => x’ = 2

y’ = 2 + 5 => y’ = 7 => A’(2, 7)

Tương tự, ta tính được B’(-2 ; 3).

b. Gọi tọa độ của C là (x; y). A(3; 5) là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo vectơ

https://i.vietnamdoc.net/data/image/2018/06/04/giai-bai-tap-toan-11-chuong-1-bai-2-phep-tinh-tien-4.jpg

c. Vì d’ = Tv.(d) nên d’ // d, do đó để viết phương trình của d’, ta tìm một điểm M d và ảnh M’ của nó qua phép tịnh tiến theo vectơ v→ và sau đó viết phương trình đường thẳng đi qua M’ và song song với d. 

Trong phương trình x – 2y + 3 = 0, cho y = 0 thì x = - 3. Vậy ta được điểm M(-3; 0) thuộc d.

https://i.vietnamdoc.net/data/image/2018/06/04/giai-bai-tap-toan-11-chuong-1-bai-2-phep-tinh-tien-5.jpg

Đường thẳng d có phương trình: x – 2y + 3 = 0

Đường thẳng d’ song song với d có phương trình x – 2y + m =0, d’ đi qua M’ nên:

(-4) – 2.2 + m = 0 <=> m = 8.

Vậy phương trình của d’ là: x - 2y + 8 = 0

Bài 4 (trang 8 SGK Hình học 11): Cho hai đường thẳng a và b song song với nhau. Hãy chỉ ra một phép tịnh tiến biến a thành b. Có bao nhiêu phép tịnh tiến như thế?

Lời giải:

*Lấy A a và B b, lúc đó:

Phép tịnh tiến vectơ AB biến a thành b.

*Vì có vô số cách chọn A a và B b nên có vô số phép tịnh tiến biến a thành b.