Bài 1: Trang 29 - sgk hình học 11

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và H là trực tâm. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm H, tỉ số \[\frac{1}{2}\]

Lời giải

Qua phép vị tự V(H;1/2) điểm A biến thành điểm A’;A’ là trung điểm của đoạn thẳng AH do \[\overrightarrow{{A}'H}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}\]

Tương tự ta có, B' là trung điểm của đoạn BH

                          C' là trung điểm của đoạn CH

Vậy ∆A’B’C’ là ảnh của tam giác ABC trong phép vị tự V(H;1/2)

Bài 2: Trang 29 - sgk hình học 11

Tìm tâm vị tự của hai đường tròn trong các trường hợp sau

Lời giải

Gọi C(I; R), C’(I’; R’). Ta tìm tâm vị tự như của hai đường tròn như sau

  • Kẻ đường kính DA của C'
  • Dựng bán kính của đường tròn C sao cho bán kính CI song song với DA.
  • Nối AC, CD giao với I’I tại O và O’

Từ cách trên ta được hình tương ứng sau

  1. Trường hợp 1: Hai đường tròn không cắt nhau

 

b) Trường hợp 2: Hai đường tròn tiếp xúc nhau.

c) Trường hợp 3: Hai đường tròn chứa nhau.

Bài 3: Trang 29 - sgk hình học 11

Chứng minh rằng khi thực hiện liên tiếp hai phép vị tự tâm O sẽ được một phép vị tự tâm O

Lời giải

Với mỗi điểm M, gọi M' \[={{V}_{(O,k)}}\] (M), M'\[={{V}_{(O,p)}}\](M’)

Khi đó: \[\overrightarrow{O{M}'}=k\overrightarrow{OM}\]

\[\overrightarrow{O{M}''}=p\overrightarrow{O{M}'}=pk\overrightarrow{OM}\]

=>M'' =\[{{V}_{(O,pk)}}\] (M) (đpcm